Avsnitt
-
“Khoảng trống” được định nghĩa là một khu vực, một địa điểm, mà ở đó “không có gì”. Và một khi từ phủ định "không” này xuất hiện, nó thường gợi cho người ta cảm giác chẳng mấy tích cực, từ đó hình thành cho họ quán tính muốn "điền vào chỗ trống”. Bản năng tự nhiên thôi thúc con người nỗ lực chắp vá, lấp đầy những vùng trống ấy, bởi ai nấy đều mong cầu cái gọi là trọn vẹn.
Ấy nhưng, có bao giờ ta tự hỏi: liệu tất cả các khoảng trống sinh ra đều là để được lấp đầy hay không?
Cùng đón nghe tập podcast mới nhé! -
Vấp ngã, chúng mình nhận ra bản thân chỉ là những con ếch trước giờ vẫn tự mãn dưới cái đáy giếng của chính mình. Sự thật thì đau đơn nhưng không sao cả, đây là thời điểm chúng mình đánh dấu mốc trưởng thành và thay đổi. Cùng cố gắng nha!
-
Saknas det avsnitt?
-
Trước quá nhiều vụ bê bối, vi phạm đạo đức kinh hoàng cõi mạng, "văn hóa thần tượng" đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Thần tượng đến từ đâu? Vì sao chúng ta lại thần tượng một người nào đó?
Vì đâu mà thần tượng "tha hóa"? Vì đâu mà thế hệ ông bà ba mẹ kiên quyết "tẩy chay' thói "đu idol" của con trẻ? -
Thế giới vẫn đặt câu hỏi vì sao một đất nước nhỏ bé và lạc hậu, vừa thoát ra khỏi ách thực dân gần 100 năm lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ.
Ph.Leclerc, một Đại tướng giỏi của quân đội Pháp, cũng đã nói một cách cô đọng và rõ ràng bài học thất bại của Pháp rằng: “Người ta không thể nào dùng sức mạnh để phá tan chủ nghĩa dân tộc Việt Nam”.'
ngày hôm nay đây, đứng dưới bầu trời tự do, dưới nắng vàng bên dinh độc lập, ngưỡng vọng lên quốc kì đỏ thắm, ta sẽ lại nghe thấy thanh âm, lại nhìn thấy tầm vóc Người đồng mình, thấy hào khí Rồng nước Nam. Đặt tay lên ngực, lòng những người con dâng trào niềm tự hào dân tộc, về dáng hình đất nước, về thế đứng hiên ngang của Cha, Ông ta muôn đời bao la non nước. -
“Hồng nhan bạc mệnh” vốn đã thành thiên cổ tục ngữ, là một triết thuyết tồn tại hàng nghìn năm lịch sử và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Ấy nhưng, liệu rằng quan niệm này có cơ sở khoa học nào chứng minh hay chỉ đơn thuần là một lời đồn thổi vô căn cứ?
-
Dạo này sống đúng nghĩa hai từ "lủi thủi”. Lúc nào cũng lủi thủi trong một cái góc nào đó, một mình ăn, một mình làm việc, một mình chật vật với cơm áo gạo tiền, một mình khóc.
Cậu đã trải qua cái "một mình” này bao giờ chưa? Không có ai thấu hiểu, không có nấy một người lắng nghe, kẻ lạc loài ngụp lặn trong nỗi cô đơn dai dẳng.
"Mình thực sự muốn có ai đó cạnh bên!” Và đó dường như cũng là lời thỉnh cầu của những lá thư không gửi số radio lần này, cùng đón nghe nhé! -
Nhiều lần rơi vào tình yêu, nhiều lần đau khổ. Nhưng cậu biết không? Chúng ta có thể đã yêu, hoặc chưa yêu một lần nào, nhưng rồi cũng sẽ yêu và tiếp tục yêu. Cuộc sống này, có ý nghĩa, vì có tình yêu.
Mong rằng tập podcast này sẽ có thể giúp cậu một phần nào đó. Cùng đón nghe nhé!
-
Mạng xã hội xuất hiện, thói xấu "hở miệng là chê” này càng có mảnh đất màu mỡ để nảy nở. Vì sao, có nhiều cá nhân, dù thực chất chưa được bằng người ta nhưng lại quen thói dìm hàng, phát xét cho sướng miệng? _________________Trải nghiệm ELSA Premium và ELSA Pro với mức ưu đãi tốt nhất khi nhập mã "𝗩𝗦𝗧𝗡" ở phần thanh toán tại đây: https://tinyurl.com/sp-elsa-vstn
-
Những chuyện buồn năm ấy, giờ chỉ là chuyện cười hôm nay. Liệu có phải sau khi trưởng thành, sau khi đã “lớn”, những nỗi đau bắt đầu nhỏ bé lại hay không?
Cre ảnh: Kouki Nishida
-
Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Dân gian vẫn rỉ tai nhau, đây là tháng ma quỷ, phải hết sức cẩn thận bởi rất dễ xảy ra những điều đen đủi bất ngờ.
Nhiều cá nhân vẫn quả quyết họ không hề mê tín dị đoan, nhưng trong trải nghiệm của họ, tháng 7 là một chuỗi những câu chuyện không may, năm nào cũng vậy và tần suất chuyện tồi tệ diễn ra nhiều tới bất thường mà họ không tài nào lý giải được.
Vì sao tháng 7 âm lịch lại xui xẻo thế nhỉ? Người ta đã lý giải thế nào cho chuỗi những vận hạn thảm họa kinh hoàng trong tháng 7 này?
-
Những lần cuối, bao giờ cũng là những nỗi đau. Điều đáng tiếc nhất của những lần cuối cùng đó là, khi nó xảy ra, chúng ta đều không hay biết đó là lần cuối cùng.Cre ảnh: Keiko Ajito, from AJC Annual 7 (1987)_________00:00 - 1:00: Mùa hè cùng Prep1:01 - 12:34 Những lần cuối ...12:35 - 13:34 Những lần đầu đang đợi phía trước Cảm ơn PREP đã tài trợ cho tập podcast ngày hôm nay, tìm hiểu kỹ hơn về khóa học TOEIC của PREP tại đường dẫn: http://bom.so/x0bb7Y #reviewpreptoeic #preptoeicreview #luyenthitoeic #hoctoeic
-
Gia tộc Xeko đời nào cũng thừa của ăn của để.
Vì sao họ lại giàu "bền vững" như vậy?
-
Ta vẫn hay nghe người ta nhắc nhiều về tướng phu thê khi thấy hai người yêu nhau có những đường nét giống nhau trên gương mặt họ. Khi tách riêng biệt, gương mặt người này không có chi tiết nào giống nửa kia nhưng khi nhìn vào tổng thể, hai gương mặt toát lên vẻ tương đồng, đó là một điều đặc biệt. Người ta gọi đó là tướng phu thê, hay tướng vợ chồng.
-
“Bàn làm việc lộn xộn là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn thông minh hơn bạn nghĩ.” (Arif Dalvi - bác sĩ tại Viện Khoa học Thần kinh Palm Beach (Mỹ).
Vậy bạn cứ lộn xộn đi, nhưng hãy lộn xộn "có tổ chức" nhé!
______________
Hì hi, xin chào. Cậu mến ơi, VSTN! đang quay trở lại chuỗi minipodcast bắt đầu bằng câu hỏi "vì sao?" | Podcast "Let's start with WHY" - giải thích những điều nhỏ xíu xiu nhưng có thể mang lại nhiều góc nhìn đa chiều, từ đó xây dựng một thái độ sống nhẹ nhàng hơn. Cùng đón chờ nhé! -
"Tớ được sinh ra trong gia đình không trọn vẹn, mẹ tớ đã mất do mất máu quá nhiều khi sinh tớ ra, lúc đó hình như bố hận tớ lắm; hận tớ khi mẹ đã không nghe lời bố mà sinh ra tớ; hận tớ khi tớ đã cướp đi người thương yêu nhất của bố. Chắc đó là lý do duy bố không yêu thương tớ dù tớ là con ruột của ông ấy..."
Trích từ lá thư của bạn có nickname: "Tớ là Xúi Quẩy" gửi tới @visaothenhipodcast
______
Gửi thư cho VSTN! Radio qua hòm thư gắn dưới mục bình luận nhé! -
Cậu đã bao giờ cảm thấy trống rỗng?
Cả một ngày dài, không có lấy một tin nhắn.
Tỉnh dậy vào sáng sớm nhưng lại nằm ườn trên giường lướt điện thoại tới trưa trong những trạng thái không tên. Cậu thấy ổn, nhưng đồng thời cũng không ổn.
Lâu rồi không có được một cuộc trò chuyện nào có giá trị, xung quanh toàn những lời sáo rỗng, hời hợt, vòng tròn bạn bè trên mạng xã hội thì hàng trăm hàng nghìn nhưng cảm thấy luôn đơn độc, thấy chẳng có ai hiểu được mình.
Một cá nhân làng nhàng, sự nghiệp không có, tình trường cũng một con số không, mỗi thứ biết một ít, chẳng thực sự giỏi thứ gì. Nửa năm nữa lại qua đi, nhìn lên nhìn xuống, nhìn qua nhìn lại, vẫn chưa thấy bản thân đạt được thứ gì được coi là thành tựu.
Cậu mất dần hứng thú với việc sống, và cuộc sống cũng đang lãng quên cậu đi. -
Với mình, yêu hết mình không phải là dốc cạn tâm can để hi sinh và yêu một ai đó. Yêu hết mình, là yêu người ta bằng một "mình” trọn vẹn. Học cách cân bằng giữa con tim và lý trí là cách ta giữ mối nhân duyên đó thêm phần bền chặt. Tình yêu đẹp nhất là khi người ta bỗng chốc thương ai đó không toan tính, sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại, những vẫn sáng suốt nhận ra những thiếu sót của nhau và cùng nhau hoàn thiện. Thiết nghĩ, đó mới là yêu
-
Một quá khứ chưa thể ngủ yên. Tồn tại những sang chấn tâm lý, được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khiến người bệnh nếm trải lại những cảm giác và cảm xúc gắn liền với một sang chấn thế hệ dù sang chấn đó đã kết thúc trong quá khứ.Vậy thế hệ sau có khả năng nào chấm dứt được vòng lặp này hay không?
____
Cuốn sách truyền cảm hứng cho podcast tập này: “Nỗi đau không thuộc về bạn” nằm trong top 10 cuốn sách về chấn thương hay nhất năm 2023 do Oprah Daily bình chọn.>>Mua sách tại đây - Nỗi đau này không thuộc về bạn: https://shorten.asia/kF9SJuEx
- Visa fler