Avsnitt
-
Gỡ ‘rào cản’ kinh doanh bất động sản để phát triển thị trường. Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 xuất hiện những vướng mắc, tồn tại không còn phù hợp thực tiễn, vì chưa cân bằng lợi ích của các chủ thể tham gia. Vì vậy, cần được các bộ, ngành, địa phương góp ý sửa đổi, bổ sung các điều kiện mới, đảm bảo bắt kịp sự phát triển của thị trường.
-
Dòng tiền “đua nhau” chảy vào bất động sản sau dịch. Theo các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản đã có thời gian dài bị nén bởi dịch bệnh và có thể “bật dậy” bất cứ lúc nào. Chỉ cần một tín hiệu khả quan về kiểm soát dịch bệnh và tình hình vacxin trở nên dễ thở hơn cũng chính là lúc các nhà đầu tư bất động sản dồn tổng lực vào thị trường nhất là khi lãi suất tiền gởi đã không khiến các nhà đầu tư mặn mà trong suốt thời gian qua.
-
Saknas det avsnitt?
-
Thị trường bất động sản Bình Dương: Qua rồi cái thời phân lô bán nền. Trước đây, khi nói đến bất động sản Bình Dương, người ta chỉ nghĩ đến đất nền phân lô. Nhưng đến nay, thị trường này lại đa dạng các loại hình sản phẩm nhà phố/biệt thự, đặc biệt là phân khúc căn hộ chung cư được nhiều người quan tâm và tìm kiếm.
-
'Chẻ nhỏ' bất động sản cho hàng trăm người mua chung. Gần đây, nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản cho ra đời các ứng dụng mua bán trực tuyến. Theo đó, nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối, mua chung một căn hộ, nền đất tiền tỉ khi chỉ cần vài triệu đồng bằng công nghệ blockchain.
-
Nhiều nhà đầu tư “cá mập” rút khỏi thị trường bất động sản tỉnh. Sức nóng sốt đột ngột của thị trường tỉnh cùng với tác động dịch bệnh, chính sách giãn cách xã hội đã khiến nhiều nhà đầu tư “cá mập” tìm cách thoát vốn, thay đổi chiến lược về thị trường vùng ven Hà Nội.
-
Doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ chết trên đống tài sản. òng tiền nhiều doanh nghiệp bất động sản đang bị thiếu hụt, nguy cơ mất thanh khoản khi công ty vẫn còn tài sản nhưng chưa bán được.
-
Cuộc chơi bất động sản của ông trùm mì Hảo Hảo Hoàng Cao Trí. Ít ai biết, ngoài 25% cổ phần tại Mì Hảo Hảo, ông Hoàng Cao Trí còn là "ông chủ" dự án nghỉ dưỡng mang quy mô lớn Blue Sea Group tại Vũng Tàu.
-
Siêu quy hoạch 52.200 héc ta liệu sẽ khiến thị trường bất động sản Hoà Bình sẽ bùng nổ? Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.
-
Tin số 1: “Khẩu vị” người mua bất động sản trong bối cảnh dịch bệnh? Khi Covid-19 hiện vẫn trong tình trạng chưa được kiểm soát, tâm lý của nhiều nhà đầu tư bất động sản cũng có sự thay đổi. Thị trường hiện tại đang mở ra cơ hội cho những người có nhu cầu ở thực hoặc đầu tư lâu dài, cùng những lựa chọn mới trong nhu cầu an cư.
-
Tin số 1: Doanh nghiệp bất động sản bức xúc vì bị 'loại' khỏi danh sách ưu đãi lãi suất. Nhiều ngành nghề được các ngân hàng giảm lãi suất và cho vay vốn với lãi suất ưu đãi 4% trên năm. Tuy nhiên cùng với chứng khoán, ngành bất động sản đã không được hưởng ữu đãi, nên các doanh nghiệp phản đối mạnh mẽ.
-
TIN SỐ 1: Sàn bất động sản livestream bán bất động sản thời dịch Covid-19. Nhiều sàn môi giới đã áp dụng công nghệ triển khai bán bất động sản online bằng hình thức livestream (phát sóng trực tiếp) để thích nghi cùng dịch bệnh.
-
TIN SỐ 1: Dự thảo Nghị định về Luật Kinh doanh bất động sản: Giảm thiểu rủi ro. Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về Luật Kinh doanh bất động sản, trong đó có nhiều nội dung quan trọng được nhận định, nếu được ban hành sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
-
TIN SỐ 1: Bất động sản Hạ Long ‘trỗi dậy’ với nhiều chính sách ưu việt giữa mùa Covid. Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp nhưng với thị trường bất động sản Hạ Long, các nhà đầu tư phía Bắc vẫn có thể an tâm sở hữu bất động sản nhờ các chính sách bán hàng hấp dẫn, pháp lý an toàn, minh bạch.
-
Doanh nghiệp bất động sản đã đến lúc cần “máy thở”. Báo cáo tài chính quý 2 vừa qua cho thấy doanh nghiệp bất động sản vẫn có lợi nhuận khả quan. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất chính là vấn đề nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng lại có dòng tiền âm.
-
Bất động sản cuối năm: Tiếp tục ôm đất hay bán tháo thoát hàng? Diễn biến khó lường của dịch Covid-19 trong năm nay đã đập tan mọi kỳ vọng về khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản được dự báo từ cuối năm 2020. Dù trong bối cảnh dịch bệnh, bất động sản vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng hơn so với nhiều kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán. Đó là lý do, đầu năm nay, thời điểm dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, các cơn sốt đất đã diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Thị trường xuất hiện nhiều nhà đầu tư F0 bắt đầu chuyển dòng vốn từ ngân hàng, chứng khoán… vào đầu tư đất.Lúc này, nhiều nhà đầu tư sẽ đứng trước lựa chọn: Nên giữ đất hay bán thoát hàng?
-
Bộ Công an yêu cầu tạm dừng giao dịch 3 dự án bất động sản tại Bình Thuận. Sở Tư pháp Bình Thuận đề nghị các tổ chức hành nghề công chứng tạm dừng giao dịch, mua bán, chuyển nhượng nhà, đất tại 3 dự án nêu trên theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Theo đó, tạm dừng giao dịch với 4 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cổ phần Rạng Đông; Công ty TNHH Khu đô thị biển Phan Thiết; Công ty Cổ phần Tân Việt Phát, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Trường Phúc Hải, liên quan đến 3 dự án: Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, dự án Lấn biển, bố trì sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long (TP Phan Thiết).
-
Tin số 7: Tăng tốc giải ngân đầu tư công, thị trường bất động sản hưởng lợi. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là điểm sáng, kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích cực đến thị trường bất động sản trong trung và dài hạn. Theo số liệu thống kê của ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết quý 2 năm 2021, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công của thành phố đã giải ngân tại Kho bạc Nhà nước thành phố là 9.090 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 25% tổng kế hoạch vốn đã giao, cao hơn tỷ lệ giải ngân so với cùng kỳ năm trước (đạt tỷ lệ 22%). Đồng thời, thành phố đang hành động quyết liệt để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt 95% trở lên trong năm 2021.
Tin số 8: Bất động sản nghỉ dưỡng đón đầu sự phục hồi kinh tế, du lịch. Kiểm soát tốt dịch bệnh, phục hồi kinh tế, du lịch được kỳ vọng sẽ giúp bất động sản nghỉ dưỡng cất cánh. Trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ông Yasuyuki Sawada, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, nhận định, quá trình phục hồi sau Covid-19 của châu Á và Thái Bình Dương đang tiếp diễn, mặc dù con đường còn bấp bênh trong bối cảnh các đợt bùng phát mới. Theo ADB, thương mại, sản xuất và du lịch sẽ là chìa khóa của cuộc phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Tin số 9: Ngân hàng vẫn mạnh tay cho vay bất động sản. Bất chấp dịch Covid-19, nhu cầu vay của khối doanh nghiệp bất động sản lẫn khách hàng cá nhân đều tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Điều này giải thích một phần tại sao ngân hàng vẫn “sống khỏe”.
Tin số 10: Thúc đẩy thị trường bất động sản vượt qua khó khăn Covid-19. Bất chấp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hoạt động bán hàng bị tạm ngưng nhưng hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vẫn báo lãi nghìn tỷ. Công ty cổ phần Vinhomes đạt doanh thu thuần hợp nhất 28.725 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận gộp 14.356 tỷ đồng, tăng 123%. Đây là mức lợi nhuận quý xếp thứ 2 trong lịch sử của Vinhomes, sau kỷ lục vào quý 4 năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Vinhomes đạt 41.712 tỷ đồng, tăng 82%; lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 15.629 tỷ đồng, tăng 52%.
Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Địa ốc Nova (Novaland) công bố doanh thu thuần quý 2 đạt 2.543 tỉ đồng, lãi sau thuế 1.312 tỉ đồng, tăng lần lượt 258% và 50% so với cùng kỳ năm trước.
Tin số 11: Cao tốc Phú Yên - Tây Nguyên thúc đẩy bất động sản Đắc Lắc. Cao tốc Phú Yên - Tây Nguyên vừa chính thức được Chính phủ quy hoạch vào mạng lưới đường bộ năm 2021 - 2030, cùng nhiều tuyến đường trọng điểm thuộc hệ thống hạ tầng Tây Nguyên đồng loạt được thông tuyến sẽ tạo lực đẩy “cực lớn” cho thị trường bất động sản Đắc Lắc.
Tin số 12: Xu hướng phát triển vùng ven, bất động sản thị xã Thái Hòa trên đà khởi sắc. Bất động sản vùng ven đang trở thành xu hướng đầu tư phổ biến trong bối cảnh tình hình dịch bệnh, kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Sự lựa chọn này phù hợp với nguồn vốn của nhiều nhà đầu tư đồng thời đem lại dư địa tăng trưởng hấp dẫn.
Tin số 13: Tăng chế tài với chủ đầu tư “bán lúa non”. Các chủ đầu tư bán sản phẩm khi chưa được cấp giấy đủ điều kiện huy động vốn, gây rủi ro lớn cho người mua nhà. Bộ Xây dựng vừa đưa ra lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, mức xử phạt vi phạm trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản đều tăng gấp 1,5 - 2 lần so với hiện hành.
Cảm ơn quý vị đã lắng nghe, bản tin siêu vắn bất động sản được phát sóng vào 8 giờ sáng hàng ngày, hãy dành vài phút nghe, đọc để cập nhật thị trường. Quý vị thấy bản tin hấp dẫn thì like và comment bản tin bằng cách theo dõi các kênh trên youtube, fanpage, podcast, và tiktok nhé.
-
Tin số 1: Cổ phiếu bất động sản hút dòng vốn ngoại. Bên cạnh ngân hàng, khối ngành bất động sản với giá trị vốn hoá lớn trên thị trường luôn được khối ngoại quan tâm, đặc biệt với các quỹ ngoại như Dragon Capital, Vina Capital hay PYN Elite Fund… khi thị trường đang chứng kiến các giao dịch và khoản đầu tư lớn trong danh mục của các quỹ này tập trung tỷ trọng lớn vào cổ phiếu bất động sản.
Tin số 2: Bất động sản công nghiệp: Xuất hiện xu hướng bán – tái thuê để huy động vốn. Trên thế giới, phân khúc bất động sản công nghiệp, giao dịch bán-tái thuê đang ngày càng trở nên phổ biến. Tại Việt Nam, đã có một số thương vụ quan trọng và sự xuất hiện của các tài sản khó bán mong muốn thực hiện bán - tái thuê, trong đó có một giao dịch được công bố rộng rãi.
Tin số 3: “Mánh khóe” kiếm tiền của môi giới bất động sản. Vì lợi nhuận nhiều môi giới bất động sản thổi giá lên cao để ăn tiền chênh. Những người mua đất đầu tư hoặc để sử dụng thật phải cẩn thận kẻo bị hớ.
Tin số 4: “Lỗ hổng pháp lý” gọi vốn cộng đồng bất động sản. Thời gian qua, bất chấp đại dịch COVID-19 mô hình kêu gọi vốn cộng đồng của một số doanh nghiệp bất động sản vẫn rộ lên. Liệu đây có thực sự là cơ hội kiếm tiền dễ dàng hay chỉ là “miếng pho mát trên bẫy chuột” đang chờ các nhà đầu tư.
Tin số 5: Bi kịch đầu tư bất động sản theo cơn sốt, bỏ đống tiền 10 năm giờ vẫn lỗ. Không ít người giàu lên nhờ đất. Tuy nhiên cũng khá nhiều cuộc sa lầy đến cả chục năm nay chưa rút được chân vì đầu tư kiểu "mua đỉnh bán đáy".
Tin số 6: Doanh nghiệp bất động sản “khát vốn”, phát hành ồ ạt trái phiếu lãi suất cao: Nguy hiểm rình rập nhà đầu tư. Báo cáo của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam cho thấy, trong quý 2 năm 2021, trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước, nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng thứ 2 với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỷ đồng, chỉ sau nhóm ngành ngân hàng. Mới đây, Vụ Tài chính ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cảnh báo, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định đầu tư trái phiếu riêng lẻ, tìm hiểu kỹ các điều kiện, điều khoản của trái phiếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành.
Quý vị xem tiếp 7 siêu vắn bất động sản còn lại tại phần hai nhé.
-
Hướng đi nào để bất động sản 2021 hồi phục vào cuối năm? Bất động sản Việt Nam đang chứng kiến một bức tranh khá bình lặng trong giai đoạn Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Với quyết tâm kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9 từ Chính Phủ và nỗ lực từ các doanh nghiệp, thị trường bất động sản những tháng cuối năm dự đoán sẽ có cơ hội phục hồi trở lại?
-
20 TIN SIÊU VẮN BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY 18/8/2021
+ Xuất hiện mô hình kinh doanh bất động sản mới giúp nhà đầu tư huy động vốn thay vì đi vay ngân hàng.
+ Yếu tố thúc đẩy bất động sản cao cấp phía Tây Hà Nội. Việc mở rộng các tuyến đường giao thông, tăng khả năng kết nối, bất động sản cao cấp phía Tây Hà Nội được giới đầu tư kỳ vọng giúp bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản.
- Visa fler