Avsnitt

  • Khi Im Lắng Cất Lời là tác phẩm tâm linh rất ngắn gọn nhưng sâu sắc của Eckhart Tolle, tác giả được New York Times bình chọn là một trong những tác giả bán chạy nhất. Đây là một cuốn sách hữu ích và thiết thực cho những ai muốn tiếp xúc với bản chất sâu lắng, trong sáng và chân thật trong con người mình.Cuốn sách có thể giúp bạn vun bồi sự vững chãi, khả năng trầm lắng ở tâm hồn dù bên ngoài đang xảy ra những biến động gì đi nữa. Khi Im Lắng Cất Lời có thể giúp bạn vượt qua những tình huống thử thách trong đời sống cá nhân và tiếp xúc được với một chiều không gian yên tĩnh và an bình ở bên trong. Cuốn sách sẽ giúp cho bạn khả năng lắng nghe sự tĩnh lặng ở trong bạn để có thể tìm ra lời giải cho những câu hỏi lớn mà bạn từng thao thức.

  • “Muôn kiếp nhân sinh” là tác phẩm do Giáo sư John Vũ - Nguyên Phong viết từ năm 2017 và hoàn tất đầu năm 2020 ghi lại những câu chuyện, trải nghiệm tiền kiếp kỳ lạ từ nhiều kiếp sống của người bạn tâm giao lâu năm, ông Thomas – một nhà kinh doanh tài chính nổi tiếng ở New York. Những câu chuyện chưa từng tiết lộ này sẽ giúp mọi người trên thế giới chiêm nghiệm, khám phá các quy luật về luật Nhân quả và Luân hồi của vũ trụ giữa lúc trái đất đang gặp nhiều tai ương, biến động, khủng hoảng từng ngày.

    “Muôn kiếp nhân sinh” là một bức tranh lớn với vô vàn mảnh ghép cuộc đời, là một cuốn phim đồ sộ, sống động về những kiếp sống huyền bí, trải dài từ nền văn minh Atlantis hùng mạnh đến vương quốc Ai Cập cổ đại của các Pharaoh quyền uy, đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay.

    “Muôn kiếp nhân sinh” cung cấp cho bạn đọc kiến thức mới mẻ, vô tận của nhân loại lần đầu được hé mở, cùng những phân tích uyên bác, tiên đoán bất ngờ về hiện tại và tương lai thế giới của những bậc hiền triết thông thái. Đời người tưởng chừng rất dài nhưng lại trôi qua rất nhanh, sinh vượng suy tử, mong manh như sóng nước. Luật nhân quả cực kỳ chính xác, chi tiết, phức tạp được thu thập qua nhiều đời, nhiều kiếp, liên hệ tương hỗ đan xen chặt chữ lẫn nhau, không ai có thể tính được tích đức này có thể trừ được nghiệp kia không, không ai có thể biết được khi nào nhân sẽ trổ quả. Nhưng, một khi đã gây ra nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả - luật Nhân quả của vũ trụ trước giờ không bao giờ sai.

    Luật Luân hồi và Nhân quả đã tạo nhân duyên để người này gặp người kia. Gặp nhau có khi là duyên, có khi là nợ; gặp nhau có lúc để trả nợ, có lúc để nối lại duyên xưa. Có biết bao việc diễn ra trong đời, tưởng chừng như là ngẫu nhiên nhưng thật ra đã được sắp đặt từ trước. Luân hồi là một ngôi trường rộng lớn, nơi tất cả con người, tất cả sinh vật đều phải học bài học của riêng mình cho đến khi thật hoàn thiện mới thôi. Nếu không chịu học hay chưa học được trọn vẹn thì buộc phải học lại, chính xác theo quy luật của Nhân quả.

  • Saknas det avsnitt?

    Klicka här för att uppdatera flödet manuellt.

  • Hành trình về phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảủa nhiều pháp sư, đạo sĩọ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chế

    Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thư từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Spalding - tác giả hồi ký đặc biệt này.

    Nguyên Phong là dịch giả nổi tiếng với thể loại sách tâm linh và văn hóa phương Đông. Riêng với quyển “Hành trình về phương Đông”, có lẽ quyển sách này đã “tự tìm” đến ông khi ông vào thư viện của trường, ngang khu sách tôn giáo thì thấy một quyển sách rơi trên lối đi. Ông nhặt lên, không nhìn xem đó là quyển gì. Đi một vòng quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi, ông nhặt lên và có nhìn xem tên quyển sách trước khi xếp nó vào giá. Đến khi mọi người đã vãn, ông đi lại khu sách cũ, lại thấy quyển sách kia nằm giữa ngay lối đi. Và cuối cùng ông mượn về, đọc một mạch, đọc lại rồi đọc lại. Sau đó, dịch quyển sách ấy ra tiếng Việt với tên: “Hành trình về phương Đông” như bạn đọc thấy hiện nay

  • 1. Om Mani Padme Hum là gì?

    Om Mani Padme Hum chính là câu thần chú cổ bằng tiếng Phạn mang ý nghĩa đặc biệt trong Phật Giáo và được dịch ra theo tiếng Việt có nghĩa là “Viên Ngọc Trong Hoa Sen”. Khi đọc câu thần chú này sẽ giúp mang tới cho người đọc nhiều công đức và thanh lọc được cơ thể. Ngoài ra nếu hiểu về ý nghĩa của nó còn giúp cho bạn có được nhiều phước lành to lớn nhất.

    Câu thần chú này phổ biến trong Đạo Phật. Bất kỳ ai cũng có thể đọc được và đọc ở bất cứ nơi đâu. Chỉ cần bạn có một tấm lòng chân thành thì chắc chắn sẽ niệm thành công mà nó không cần phải bắt đầu trước bằng 1 vị Lạt Ma.

    2. Nguồn gốc ra đời của câu thần chú Om Mani Padme Hum

    Câu thần chú này xuất xứ nguồn gốc tại Ấn Độ sau đó được truyền sang Tây Tạng. Khi được lưu truyền sang Tây Tạng nó đã có cách phát âm thay đổi đi vì một số âm tiết có trong tiếng Phạn của ngữ âm Ấn Độ tương đối khó đọc và khó phát âm đối với người Tây Tạng.

    Câu thần chú này được biết đến là một câu châm ngôn quan trọng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài chính là hiện thân của tấm lòng từ bi, rộng lượng của Đức Phật. Cũng theo Phật giáo Tây Tạng, Om Mani Pade Hum là thần chú tương ứng với dạng Sadaksari 6 tay của Quán Thế Âm Bồ Tát. Chính vì vậy câu thần chú sẽ nhận được sự tôn kính vô cùng đặc biệt bởi những người sùng kính ngài.

    Riêng theo chia sẻ từ phía các nhà sư Tây Tạng, khi tụng niệm và nghe được câu thần chú này sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu mà nó mang tới. Câu thần chú hội tụ toàn bộ những sức mạnh có liên quan tới lời dạy của Phật. Niệm thần chú này sẽ giúp mọi người thừa hưởng được toàn bộ những điều kỳ diệu nhất mà nguồn năng lượng tích cực mà Đức Phật sẽ ban phát cho chúng sanh, từ đó giúp thức tỉnh được tấm lòng từ bi bên trong mỗi con người và giúp gắn kết được mọi người lại với nhau.

    3. Giải thích ý nghĩa của Om Mani Padme Hum

    Với những ai vẫn thường xuyên niệm Om Mani Padme Hum nhưng chưa thực sự hiểu ý nghĩa của nó thì đừng lo lắng. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp giải thích từng câu từng chữ của câu thần chú này giúp bạn nắm được ý nghĩa của nó thật sâu sắc nhất.

    ● Om: Đây là từ phổ biến giúp gợi nhớ về sức mạnh của sự đoàn kết và sự hiện diện duy nhất. Từ này được biết đến tại nhiều tôn giáo của khắp Châu á trong đó có Ấn Độ. Âm tiết Om trong câu thần chú như một lời nói mà Chư Phật ban tặng. Nó sẽ giúp phản ánh về nhận thức của chúng sanh. Âm thanh của từ Om sẽ đại diện cho toàn bộ vũ trụ, kể cả quá khứ và tương lai.

    ● Mani: Mang ý nghĩa là Châu Báu, Viên Ngọc. Âm tiết này tượng trưng cho sự độ lượng, vị tha để có thể giác ngộ yêu thương lẫn nhau và mang tấm lòng từ bi. Mani còn biểu hiện cho bồ đề Bodhicitta. Khi nói đến hai âm tiết Ma và Ni sẽ giúp người nghe nghĩ ngay tới việc giải trừ sự ghen tức và dính mắc vào các thú vui thoáng qua. Nhờ vậy sẽ giúp mọi người xoá bỏ đi được những ham muốn, nuôi dưỡng lên một tấm lòng kiên nhẫn và vị tha.

    ● Padme: Từ ngữ này được phát âm theo tiếng Sanskrit hoặc theo tiếng Tây Tạng sẽ được đọc là Peme. Nó mang ý nghĩa chính là hoa sen, là tâm thức trong mỗi người. Hai âm tiết này sẽ có ý nghĩa giúp người nghe có thể hạn chế được những suy nghĩ tiêu cực để hình thành nên một năng lực và trí tuệ thuần khiết nhất mà không bị lẫn lộn với những điều xấu.

    ● Hum: Khi niệm tới từ Hum bản thân bạn đã có tinh thần giác ngộ cao và đạt được những đức tính tốt lành về cả trí tuệ và sự từ bi. Khi đó bản thân sẽ không vướng vận thêm hận thù và tham sân si.

    Câu Om Mani Padme Hum có ý nghĩa tất cả chúng sanh đều là hoa sen và là viên ngọc quý trong hoa sen. Con người sẽ không biết được điều này bởi màn vô mình và cho tới khi niệm Om Mani Padme Hum sẽ giúp đẩy lùi những điều vô minh đó. Từ đó giúp con người đạt được trí tuệ vững chắc, một tấm lòng từ bi thuần khiết như chính bông hoa sen.

    Theo Phật giáo Tây Tạng, Om Mani Padme Hum còn đại diện cho Bồ Đề Tâm và có ước muốn giải thoát được khỏi Vòng Luân Hồi. Đối với từng câu trong sáu âm tiết đó đều hướng tới sự giải phóng từ một cảnh giới khổ sai khác nhau.

  • Nhà văn Mexico Don Miguel Ruiz, người đứng giữa những vẻ đẹp của nhiều nền văn minh tinh thần khác nhau, hậu duệ của Toltec nổi danh, đã cô đọng nhiều chứng nghiệm của ông về tồn tại và hạnh phúc của con người trong cuốn sách Bốn thoả ước - những dẫn giải và thực hành cơ bản nhất để đạt tới tự do tinh thần cũng như sự khai phóng cá nhân.

    Cuốn sách đã 6 năm liền đứng trong Top best - seller của tạp chí văn hoá The New York Times, bán được hơn bốn triệu bản và được giới thiệu trên show truyền hình đắt giá Oprah. Xuất phát từ triết lý tinh hoa về vũ trụ và con người của nền văn minh Toltec cổ xưa, xuất hiện tại vùng Trung Mỹ cách đây hàng nghìn năm, Don Miguel đưa ra một quan niệm về “cái tôi, như bạn vốn là”, rất gần gũi với triết lý con người của phương Đông, “ bản lai diện mục”, cái tôi ấy là tâm điểm để khám phá thế giới và là điểm đến của hạnh phúc. Bốn thỏa ước được tóm tắt ngắn gọn như sau:

    “Không phạm tội với lời nói của bạn”. Được hiểu là không dễ dãi, máy móc lặp lại những quan niệm và thành kiến của mọi người xung quanh khi nhìn nhận một vấn đề hay con người nào đó, hoặc khi đánh giá chính mình. Hãy nhìn sự vật theo cảm nhận của bản thân, đừng để vị quan toà vô hình với những thành kiến về “đúng- sai”, “ thưởng- phạt” mà thực chất là những quan niệm “truyền đời” của xã hội duy ý chí, dẫn dắt và làm khổ bạn. Đừng dùng lời nói của mình làm lan truyền những thiên kiến đó ra mọi người chung quanh.

    “Không vơ mọi chuyện vào mình”, nói khác đi là không ngộ nhận. Những người bên ngoài bạn chỉ có khả năng tư duy, khát vọng, quan tâm và thực hiện những điều thuộc về họ và chỉ thoả mãn tư duy, khát vọng, quan tâm, hành động của bản thân họ mà thôi. Không có sự đánh giá nào từ bên ngoài lại thực sự phù hợp với bạn và có thể tác động lên chính cuộc sống của bạn.

    “Không giả định, phỏng đoán”, vì giả định phỏng đoán thực chất cũng chỉ là lặp lại những thiên kiến, thành kiến sẵn có về sự vật, không gì khác, nó không thể cho bạn biết ý nghĩa đích thực của điều đang diễn ra. Hãy can đảm đặt câu hỏi về những gì chưa được biết rõ và hãy bày tỏ điều bạn muốn. Cần thông tin cho người khác minh bạch, rõ ràng để loại bỏ những cơ hội bị hiểu lầm, cường điệu.

    “Hãy làm hết khả năng của mình” là thoả ước thứ tư, nó chính là nguyên lý thực hành căn bản để khai phóng “cái tôi” mà bạn vừa giác ngộ sau ba thoả ước khởi đầu, một cách mạnh mẽ nhất. Làm hết khả năng đồng nghĩa với làm mọi việc trong phạm vi cuộc sống của bạn bằng tình yêu chứ không phải bị bắt buộc hay để đối phó, hoặc dùng để trao đổi. Tình yêu là nguồn động lực mạnh mẽ duy nhất giúp bạn tiếp cận và thực hành triệt để một công việc. Chỉ tình yêu mới giúp bạn nhìn ra và thực hiện được hết mọi - khả- năng của một vấn đề. Tình yêu mở ra nguồn năng lượng vô hạn của con người và vũ trụ, vì nó chính là bản chất của mọi tồn tại trên thế giới này, cũng giống như quan niệm vô ngã, vị tha, từ bi hỉ xả của đạo Phật.

    Thiên về chỉ dẫn thực hành, nhưng Bốn thoả ước của Don Miguel vẫn bao hàm một hệ thống triết lý về vũ trụ và nhân sinh minh bạch, giản dị, trong đó con người là một phần của tự nhiên, hài hoà, sòng phẳng và không giới hạn. Bốn thoả ước có phần nào rất gần gũi với “Tứ diệu đế”- Khổ, Tập, Diệt, Đạo, bốn chân lý kỳ diệu của triết học phương Đông, chỉ dẫn con đường sống đầy đủ, hạnh phúc và tự do trong khả năng thiên phú của mỗi cá nhân, tránh khỏi ngộ nhận, ham muốn quá đà mà bỏ lơi chân tính.

  • “Chiến lược giao dịch của Jesse Livermore” là cuốn sách ngắn được Livermore viết vào năm 1940 trước khi ông tự tử, cuốn sách tóm tắt lại những thành công cũng như thất bại của ông trong đầu cơ chứng khoán, tập trung chi tiết vào các nguyên tắc và chiến lược giao dịch. Phương pháp đầu cơ của Livermore về cơ bản là sự kết hợp giữa hành vi giá và yếu tố thời gian, hay nói cách khác là dựa trên chu kỳ giá cổ phiếu theo thời gian.

    Trong phần hai của cuốn sách là cuộc phỏng vấn với Jesse Livermore được thực hiện bởi Richard D. Wyckoff, một phóng viên tài chính nổi tiếng thời bấy giờ. Ông trình bày các phương pháp mà Livermore sử dụng để kiếm hàng triệu đô la trên thị trường chứng khoán, với các chủ đề liên quan trực tiếp đến kỹ thuật giao dịch được chọn lọc như cách chọn lựa cổ phiếu mua vào và thời điểm mua, tâm lý giao dịch và cách xây dựng tư duy thành công trong giao dịch. Chúng bổ sung cho những phương pháp mà chính Livermore đã trình bày trong phần một.

    Livermore sở hữu một sự nghiệp chói sáng trong lịch sử đầu cơ. Ông luôn thu hút sự chú ý của công chúng như một tâm điểm trên thị trường ngay từ khi còn trẻ, nổi tiếng với biệt danh “cậu bé đầu cơ”. Livermore thực sự là một nhà đầu cơ, với những giao dịch lớn đến mức khiến Phố Wall ngỡ ngàng. Ông không bao giờ thực hiện một giao dịch với tâm lý may rủi. Mỗi hành động đều là kết quả của sự tin tưởng, trí tuệ, nghiên cứu không ngừng và sự kiên nhẫn đáng kinh ngạc.

    Trong 40 năm, Livermore đã nghiên cứu thế giới và điều kiện kinh tế trong nước với một cường độ khó tin. Trong 40 năm ông không ngừng học tập, mơ ước, sống và giao dịch trên thị trường đầu cơ. Thế giới của ông là sự biến động giá, khoa học ông theo đuổi là sự biến động theo đúng dự báo.

    Xét ở khía cạnh trí tuệ và năng khiếu bẩm sinh, Jesse Livermore là nhà đầu cơ và nhà phân tích thị trường vĩ đại nhất. Ông có thể tận dụng từng đồng, sử dụng công cụ đòn bẩy ít nhất, khóa mình trong phòng với bảng giá, để rồi xuất hiện lại sau vài tháng với một khoản hời lớn. Đây chính là biểu hiện của thiên tài.

    Giao dịch thành công gây chấn động đầu tiên của ông diễn ra năm ông 15 tuổi. Mẹ ông là người bị bất ngờ nhất khi ông đặt lên đùi bà một xấp tiền trị giá 1.000 đô la, khoản tiền đầu tiên ông kiếm được từ thị trường chứng khoán. Sự chấn động thứ hai mà ông mang đến là việc hoàn thành công việc tính toán của bốn năm trong chỉ một năm trong khi đang đảm nhận công việc ghi giá lên bảng ở một công ty chứng khoán. Tiếp đó, thị trường không ngừng bị chấn động bởi những kỳ tích của ông, và với những ai hứng thú với bộ môn đầu cơ chứng khoán, dù có thể không khiến bạn ngỡ ngàng, đây chắc chắn vẫn là những thành quả đầy bất ngờ.

    Nguyên nhân rất rõ ràng. Mỗi nhà đầu cơ vĩ đại đều có phương pháp giao dịch riêng, những nghiên cứu cá nhân làm nền tảng cho các kết luận mà theo đó họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro chi ra một số tiền lớn. Những phương pháp này thường được xem là “bí mật quốc gia”, đôi khi xuất phát từ tính tự phụ hoặc đa nghi, nhưng phần lớn là vì những nguyên nhân thực tế.

    Vì vậy, khi Jesse Livermore, với tính thẳng thắn đặc trưng của mình, sẵn sàng vén bức màn và tiết lộ với công chúng nguyên tắc giao dịch kết hợp yếu tố thời gian và giá của mình, ông trở thành tâm điểm bởi sự táo bạo của mình. Ông đã “phơi bày” với bạn đọc thành quả của 40 năm nghiên cứu đầu cơ miệt mài của mình. Điều thú vị nhất trong những trao đổi với Jesse Livermore là việc ông, với khả năng bẩm sinh và không ngừng được mài giũa trong việc đọc băng giấy báo giá, chỉ thành trong mua bán chứng khoán sau khi trở thành một nhà đầu tư và đầu cơ hỗn hợp. Các giao dịch chính của ông được thực hiện trên cơ sở như những hoạt động kinh doanh của một doanh nhân, người dự báo một cách chính xác nhu cầu trong tương lại đối với những hàng hóa nhất định, mua hàng hóa đó và kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm hàng hóa sinh lời. Cũng như vậy, khi ông dự báo có sự dưa thừa nguồn cung, ông sẽ cắt bớt việc cung cấp hàng hóa tương lai mà ông tin rằng sẽ được bán ở mức giá thấp hơn.

  • Tháng 1/2007, Alpha Books đã xuất bản cuốn Giàu từ chứng khoán: Bài học từ những nhà kinh doanh chứng khoán thành công nhất mọi thời đại của tác giả John Boik, NXB McGraw-Hill, 2004. Đây là cuốn sách nói về cuộc đời, kinh nghiệm và phương pháp đầu tư đúc kết từ rất nhiều năm lăn lộn trên phố Wall của các nhà kinh doanh chứng khoán xuất sắc nhất trong lịch sử gồm: Jesse Livermore, Bernard Baruch, Gerald Loeb, Nicolas Darvas, và Bill O'Neil.

    Bài học rút ra từ những thành công, thất bại, thăng trầm của những thiên tài này sẽ rất hữu ích với độc giả. Với Jesse Livermore, bài học đó là: “Chỉ với ý tưởng, anh không thể kiếm được tiền; chỉ khi xác định được đúng hướng thị trường anh mới có thể kiếm được tiền”. Còn Bernard Baruch là: “…ngay cả nếu bạn đúng 3 hoặc 4 lần trong tổng số 10 lần giao dịch thì bạn đã kiếm được khoản tiền khá lớn nếu biết ngừng giao dịch khi thấy mình đang mắc sai lầm.” Gerald M. Loeb: “Thông tin mọi người đều biết không có ý nghĩa nhiều lắm.” Với Nicolas Darvas là: “Không bao giờ có cổ phiếu tốt hoặc xấu mà chỉ có cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá”. Và cuối cùng, William J. O’Neil, người đứng đầu Công ty Nghiên cứu Đầu tư William J. O'Neil và được coi là một “thầy phù thủy của thị trường chứng khoán”, đã đưa ra mô hình lựa chọn cổ phiếu hiệu quả C-A-N-S-L-I-M hiện nay đang được sử dụng rộng rãi: “… với sự kiên trì và làm việc chăm chỉ, mọi thứ đều có thể. Bạn có thể làm được mọi thứ và lòng quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công.”

    Đây là cuốn sách mở đầu cho bộ sách “Giàu từ Chứng khoán” của AlphaBooks. Cho đến nay, bộ sách đã gồm 10 cuốn sách tham khảo không thểthiếu về phương pháp kinh doanh chứng khoán của những nhà đầu tư hàngđầu thế giới.

    Trong vài năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động, với những giai đoạn liên tục tăng trưởng và trở thành cơn sốt trên toàn quốc, có lúc lại trở nên trầm lắng và rơi vào suy thoái. Nhưng chúng tôi tin rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cuốn sách Giàu từ chứng khoán vẫn luôn giữ nguyên giá trị: giúp độc giả Việt Nam có cái nhìn sâu sắc về ngành kinh doanh chứng khoán, hiểu thêm về kiến thức, tư duy và bài học của các thiên tài đầu tư chứng khoán, từ đó đúc rút được những kinh nghiệm quý báu để có thể thành công trong một “lãnh địa” tưởng như đầy may rủi này.

    Link sách PDF: https://link4m.com/go/qetpz28

  • Ý nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh: Quán Tự Tại Bồ Tát: Trong Phật học Bồ Tát là danh xưng gọi những người tu tập, có mục tiêu muốn đạt tới quả vị Phật. Ở trong kinh Đức Phật cũng tự xưng mình là Bồ Tát khi ngài đang tu tập khổ hạnh.
    Hành thâm: Thực hành ở trong định, sâu sắc trong Trí tuệ kiện toàn
    Câu này mang ý nghĩa thường xuyên thực hành quán chiếu một cách tự tại ngày càng uyên thâm Tâm đại thừa trải rộng vô biên (Từ, Bi, Hỉ, Xả) Bát nhã Ba la mật đa thời: Trí xuyên suốt đến tận cùng, nghĩa là ngài đã đi qua hết chặng đường tu tập, bây giờ đã tới mức cuối cùng, nghĩa là đã qua tới bờ giải thoát, và kết quả là ngài đạt trí tuệ siêu vượt, nhận ra bản thể của Ngũ uẩn là trống không. Chiếu kiến ngũ uẩn giai không: Kiến là thấy. Chiếu kiến là cái thấy soi sáng, thông hiểu vấn đề, để nhận thức rõ ràng Ngũ uẩn đều là trống không, Bồ Tát nhận biết rõ ràng. Giai không: Giai là tất cả. Giai không là tất cả đều trống không để soi thấy Danh và Sắc đều Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã)
    Ngũ uẩn giai không: Ngũ uẩn gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức kết hợp thành con người, Đức Phật giảng rằng mỗi khối đó không thường hằng, không thực chất cố định nên nó trống không, gọi là Vô Ngã. Độ nhất thiết khổ ách: Ách là cái gông buộc ngang đầu con bò, những đau khổ đè nặng lên mình gọi là khổ ách. Chính là con đường duy nhất thiết thực giúp thoát khổ nạn Xá Lợi Tử (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng Sắc bất dị Không: Sắc (Đất, nước, gió, lửa. Hay là thân) không khác gì Danh (Thọ, tưởng, hành, thức. Hay là không sắc). Cũng có nghĩa rộng là không phải Thân đang xét đều cùng chung tính chất Không trường tồn (Vô Thường) và Không có tự tánh (Vô Ngã). Không bất dị Sắc: Danh (Không sắc) chẳng khác gì Thân đang xét hoặc thân khác (Sắc) cũng đều là vô thường và vô ngã như nhau.
    Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc: Theo Khoa học, Sắc là vật chất, chúng ta tưởng là nó cứng cỏi, vững bền, nhưng thực ra nó có là do nhiều nguyên tử kết hợp. Theo Phật giáo "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc" chữ Không của vế đầu là tỉnh từ trống không, trống rỗng. Chữ Không của vế thứ nhì là danh từ Sự Trống Không, Sự Trống Rỗng có nghĩa là "Vật chất không khác với Không, Không cũng không khác với Vật chất", vì bản thể của vật chất là trống không. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị: Thọ, Tường, Hành, Thức cũng đều như vậy Xá Lợi Tử! (Quảng Trí): Hãy mở rộng Trí ra để nhận biết rằng Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Phần ở trên bàn về bản thể, về cái tánh của hiện tượng thế gian. Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm: Tướng là những cái gì biểu lộ ra bên ngoài gọi là tướng. Chữ tướng hiểu theo tục đế là dấu hiệu bề ngoài, giác quan có thể nhận ra. Để nhận định rõ mọi sự vật hiện tượng đều không cố định (không tướng, do nhân duyên hình thành), không tự sinh, không tự diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: Cố gắng nhận rõ ra Tính Không để không bị vướng vào Sắc, Không bị vướng vào Danh (Thọ, tưởng, hành, thức) Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý: không chấp vào lục căn Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp: không chấp vào Lục thức Vô nhãn giới: Không vướng vào sự thấy trong tam giới (Dục, sắc, vô sắc) Nãi chí vô ý thức giới: cho đến không vướng chấp ý vào tam giới Vô Vô minh diệc, vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận: Cũng vậy không còn không sáng suốt, chấm dứt vô minh (mê muội) cho đến không còn già chết nữa, tức chấm dứt sự già chết. Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo: không còn phải Khổ, không còn những yếu tố gây khổ – Tập đeo bám nữa, không còn phải lo Diệt khổ nữa, không còn phải tu Bát Chánh Đạo nữa Vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố: Trí là trí tuệ, cũng không có đạt được cái gì. Nếu nói đạt được cái gì là còn nằm trong Tục đế. Bởi vì khi nói có cái Trí đạt, tức là chưa đạt, là vì còn Ta và đối tượng, còn năng sở, còn cái Ngã,

  • Chú Lăng Nghiêm hay cứu chúng sinh thoát khỏi mọi sự sợ hãi và giúp cho chúng sinh tu thành Trí Tuệ xuất Thế Gian.Nếu có người trì tụng hoặc dạy người khác trì tụng Thần Chú Lăng Nghiêm thì kẻ ấy không bị các nạn: Lửa đốt, nước cuốn trôi, độc hại… cho đến tất cả Chú Ngữ độc ác của các hàng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Yêu Tinh, Ma, … đều chẳng thể hại được. Khi trì tụng bài Chú này mà Tâm được chính định rồi thì hết thảy mọi thứ bùa chú, nọc độc, thuốc độc, các hơi độc ở vàng, bạc, cỏ cây, rắn, rết, sâu bọ và các loài khác… nếu lọt vào miệng người ấy cũng đều hóa thành vị Cam Lộ. Tất cả các vị Hung Tinh, Ác Quỷ, Ác Thần dù có Tâm ác hãm hại người cũng không dám khởi Tâm làm hại Người Trì Chú . Các loài Tần Na Dạ Ca và chúa Quỷ ác cùng với quyến thuộc thường đến ủng hộ người trì tụng Chú ấy.Chú Lăng Nghiêm thường có tám vạn bốn ngàn vô số Chủng Tộc Bồ Tát Kim Cương Tạng Vương, mỗi mỗi vị đều có quyến thuộc ngày đêm hộ vệ. Nếu có chúng sinh, Tâm còn tán loạn chẳng thể vào Tam Ma Địa được mà kẻ ấy: Tâm trì, miệng tụng bài Chú Lăng Nghiêm thì các vị Kim Cương thường theo ủng hộ kẻ ấy huống chi là người có Tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề. Các vị Kim Cương này thường đem sức thần ủng hộ khiến cho người ấy tinh tiến thân tâm, phát khởi Thần Thức, ngay đó nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng hà sa số kiếp cho đến nay, mỗi mỗi đều rõ ràng, chẳng có nghi hoặc. Kể từ lúc mới tu học là Kiếp thứ nhất cho đến khi thành Phật là Kiếp cuối cùng, dù phải trải qua bao nhiêu Kiếp nữa thì chẳng khi nào phải sinh làm Quỷ Dạ Xoa, Quỷ La Sát, Quỷ bệnh tật, Quỷ hút tinh khí,... cùng các loài Ngạ Quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng và những xứ ác độc.Bậc Thiện Tri Thức ấy hoặc đọc tụng hoặc đeo giữ và cúng dường Tâm Chú này thì kiếp kiếp chẳng sinh vào những chốn nghèo nàn hèn hạ và những nơi chẳng an lành. Các chúng sinh này dù cho tự thân chẳng làm Phước Nghiệp thì mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó trong vô số kiếp thường sinh đồng một chỗ với chư Phật, liên kết chặt chẽ vô lượng vô số công đức để cùng tu tập tại một nơi với nhau.Cho nên Tâm chú này khiến cho người đã Phá Giới lại được Giới Căn trong sạch, người chưa đắc Giới khiến cho đắc Giới, người chưa tinh tiến khiến cho tinh tiến, người không có Trí Tuệ khiến cho được Trí Tuệ, người chẳng thanh tịnh khiến cho mau chóng thanh tịnh, người chưa giữ được Trai Giới khiến cho giữ được Trai Giới.Kẻ Thiện Nam Tử ấy. Giả sử trước kia có phạm Giới Cấm thì sau khi trì Chú, các tội Phá Giới chẳng kể nặng nhẹ đều được tiêu diệt. Dù cho đã uống rượu, ăn ngũ tân và các thứ Bất Tịnh thì tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương, Thiên Tiên, Quỷ Thần cũng chẳng cho là có lỗi mà bắt tội nữa. Dù cho có mặc quần áo rách rưới bẩn thỉu, khi đi đứng trì niệm Thần Chú cũng vẫn được coi như người thanh tịnh. Dù chẳng lập Đàn, chẳng vào Đạo Trường cũng chẳng hành Đạo mà trì tụng Chú này thì cũng được công đức đầy đủ như là người lập Đạo Trường hành Đạo.Nếu những kẻ trước kia đã tạo ra năm tội Nghịch và cái tội nặng đáng đọa vào Địa Ngục Vô Gián, Nay biết đọc tụng, biên chép bài Chú này, đeo giữ trên mình hoặc để ở nơi cư ngụ thì những Nghiệp tích chứa từ trước đều tiêu tan hết, chẳng bao lâu sẽ được Vô Sinh Nhẫn.Như người phụ nữ chưa có con. Nếu muốn cầu con mà hay chí Tâm tưởng niệm hoặc đeo Chú này thì sẽ sinh được những đứa con trai, con gái có phước đức Trí Tuệ. Kẻ nào cầu sống lâu được sống lâu, cầu Phước Báo được Phước Báo, cho đến cầu thân thể xinh đẹp khỏe mạnh sẽ đều được như thế.Nếu có các Quốc Độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch hoặc những nơi bị binh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác… thì cứ viết bài Chú này dán ở bốn cửa thành, các Tháp Miếu hoặc viết lên ngọn cờ, cây phướng và khiến chúng sinh nơi ấy thừa phụng bài Chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường đồng thời khiến mỗi người dân đeo bài Chú trên mình hoặc để ở nơi cư ngụ thì tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.

  • Ai cũng thế, ít nhiều đều tội

    Chỉ khác nhau biết lỗi hay không

    Đời là bể khổ mênh mông

    Khéo nương Phật Pháp thoát vòng trầm luân.

    Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát (3 lần) Ma Ha Tát. O

    Kính lạy Mười Phương Phật,

    Kính lạy Mười Phương Pháp,

    Kính lạy Mười Phương Tăng.

    Nếu trước kia vô minh,

    Con đã phạm lỗi lầm,

    Nay sám hối ăn năn,

    Nguyện ngăn chừa mãi mãi.

    Nếu trước kia sân hận,

    Con đã thù ghét người,

    Gây máu đổ đầu rơi,

    Hay nhà tan cửa nát.

    Có khi bằng lời nói,

    Con đã xúc phạm người,

    Ý khinh bỉ chê cười,

    Khiến cho người đau khổ.

    Có khi trong cơn giận,

    Con đã đánh đập người,

    Lòng lửa cháy bời bời,

    Mặt dạ xoa hung dữ

    Nay quay về nẻo Chánh,

    Hiểu lầm lỗi ngày xưa,

    Lòng day dứt vô bờ,

    Xin cúi đầu sám hối.

    Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

    Nếu trước kia tham lam,

    Con đã cướp đoạt người,

    Hay ích kỉ cả đời,

    Gây nên nhiều thiệt hại.

    Có khi vì tham muốn,

    Con đã giữ thật nhiều,

    Nhưng dùng chẳng bao nhiêu,

    Trong khi bao người thiếu.

    Có khi vì hưởng thụ,

    Con phung phí riêng mình,

    Chẳng nghĩ đến chung quanh,

    Rất nhiều người thiếu thốn.

    Biết đâu trong quá khứ,

    Con đã lừa gạt người,

    Người đau khổ cả đời,

    Tội lỗi càng chồng chất.

    Nay quanh về nẻo Chánh,

    Hiểu lầm lỗi ngày xưa,

    Lòng ray rứt vô bờ,.

    Xin cúi đầu sám hối

    Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

    Nếu trước kia khờ dại,

    Chẳng biết điều đúng sai,

    Mãi lo lắng sinh nhai,

    Tâm mịt mờ loạn động.

    Không hướng đi cao thượng,

    Nghĩ những việc thấp hèn,

    Đời lăn lộn bon chen,

    Tầm thường và vô nghĩa.

    Không tin vào Nghiệp báo,

    Chẳng biết có Luân hồi,

    Gây tội mãi không thôi,

    Đi dần vào tăm tối.

    Chẳng kính tin Tam Bảo,

    Những bậc Thánh phi thường,

    Nên sống rất tầm thường,

    Kiếm tìm điều hư ảo.

    Nay quay về nẻo Chánh,

    Hiểu lầm lỗi ngày xưa,

    Lòng ray rứt vô bờ,

    Xin cúi đầu sám hối.

    Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

    Nếu trước kia kiêu ngạo,

    Chẳng biết tôn trọng người,

    Miệng chỉ thích chê cười,

    Để cho mình là giỏi.

    Kiêu căng nhìn tất cả,

    Cố tìm bới lỗi lầm,

    Lời nói như dao đâm,

    Khinh thị người thái quá.

    Thành công được chút ít,

    Tưởng mình tài lắm rồi,

    Nuôi lớn mãi cái Tôi,

    Trong kiêu căng tự đắc.

    Khi lòng đầy tự mãn,

    Dễ nóng nảy hung hăng,

    Tâm dục vọng trào dâng,

    Khó mà kiềm chế được.

    Nay tìm về Chánh Đạo,

    Hiểu nhân quả nghiệp duyên,

    Lòng ray rứt triền miên,

    Xin cúi đầu sám hối.

    Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát. O (1 lạy)

    Kính lạy Mười Phương Phật,

    Nhiều kiếp phạm sai lầm,

    Con sám hối ăn năn,

    Rất chân thành tha thiết.

    Nguyện theo lời Phật dạy,

    Yêu thương khắp muôn loài,

    Như biển lớn sông dài,

    Bao la và vô tận.

    Nguyện tình thương bát ngát,

    Như tâm Phật từ bi,

    Trên mọi nẻo đường đi,

    Trong mênh mông Pháp Giới.

    Xin vượt qua thù hận,

    Để mãi mãi về sau,

    Oan trái chẳng theo nhau,

    Lòng an vui thanh thản.

    Xin mở lòng rộng lớn,

    Như trời đất thênh thang,

    Soi sáng cả mười phương,

    Với tình thương đầm ấm.

    Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (1 lạy)

    Xin tâm con yêu mến,

    Cả những người chẳng quen,

    Trên đường đời nhiều phen,

    Gặp nhau mà không biết.

    Xin tâm con thương hết,

    Cả những người ghét con,

    Thậm chí đã đưa con,

    Vào khốn cùng đau khổ.

    Xin thương người già yếu,

    Kiếp sống đã đi qua,

    Lắm vinh nhục phong ba,

    Tuổi trời không xa nữa.

    Xin thương những em bé,

    Từng đôi mắt ngây thơ,

    Những vui khổ đang chờ,

    Kiếp người không biết trước.

    Nguyện lòng đầy thương cảm,

    Những thân phận tật nguyền,

    Làm người ít phước duyên,

    Thiệt thòi và bất hạnh.

    Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (1 lạy)

    Xin Phật Từ gia hộ,

    Lòng con như đại dương,

    Đầy ắp những tình thương,

    Dành cho muôn cầm thú.

    Chim trời đang tung cánh,

    Từng đàn đi về xa,

    Hoặc chen chúc lá hoa,

    Tìm thức ăn vất vả.

    Thú hoang trong rừng thẳm,

    Trú ẩn trong hang sâu,

    Hoặc bờ bụi cành cao,

    Cả một đời ngây dại.

    Cá tôm dưới sông biển,

    Từng giây phút tìm mồi,

    Sống cực khổ nổi trôi,

    Đoạt lẫn nhau sự sống.

    Xin lòng con thương hết,

    Mong muôn loài vượt lên,

    Khỏi thân phận thấp hèn,

    Để có ngày giác ngộ.

    Nam Mô Vô Lượng Từ Bi Bồ Tát. O (1 lạy)

    Rồi những người đã chết,

    Chưa có chỗ đi về,

    Còn vất vưởng sơn khê,

    Đầu đường hay cuối ngõ.

    Những vong linh từ trước,

    Khi sống rất nghĩa tình,

  • Tần số Solfeggio 528Hz, còn được gọi là tần số tình yêu, giai điệu kỳ diệu, tần số sửa chữa DNA, tần số biến đổi được biết đến với tác dụng biến đổi mạnh mẽ đối với cơ thể con người vì nó giúp trả lại DNA của con người về trạng thái ban đầu, hoàn hảo, và đó là lợi ích của việc tăng cường năng lượng

  • Theo người phương Đông cổ đại, năng lượng được phát ra từ một bộ phận trung tâm của con người và vùng trung tâm đó được gọi là "con mắt thứ ba".

    - Trong Phật giáo: Hình ảnh con mắt thứ 3 được thể hiện trên trán của các vị thần trong các bức bích họa và pho tượng cổ đại ở đền chùa Phật giáo. Con mắt này giúp họ có những năng lực siêu phàm nhìn thấu những vật vô hình.

    - Trong đạo Cao Đài: Người tu hành khi đoạt được Pháp sẽ có thêm con mắt thứ 3 và con mắt này được gọi là Huệ nhãn, sẽ thấy được cõi vô hình.

    - Trong Yoga: Việc luyện tập Marantha để có được một vài năng lực tâm linh thần bí như khai sáng được "con mắt thứ ba" mà người khác không có.

    - Theo tổ sư tôn giáo Sikh (Ấn Độ): Con mắt thứ 3 là bộ phận trong cơ thể người, có thể biết trước được mọi chuyện. Đặc biệt, người Ấn Độ thường vẽ Chakras (Luân xa) ở chính giữa 2 lông mày tạo thần nhãn để có thể được thông đạo liên hệ trực tiếp với vũ trụ.

    - Theo Lobsang Rampa (một tăng sĩ nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng): Ông có viết một quyển sách "Tây Tạng huyền bí" (The Third Eye), miêu tả chi tiết về cách khai mở con mắt thứ 3, là con mắt trí tuệ, giúp cho hành giả thấy rõ được quá khứ và vị lai. Song vị trí của con mắt thứ 3 theo cách gọi của tử vi Trung Hoa, được gọi là nơi Ấn đường.

    - Theo các nhà khoa học: Con mắt thứ 3 chính là cái được gọi là “con mắt thoái hóa”. Khi phôi thai của con người phát triển đến tháng thứ 2 (giai đoạn hình thành tế bào thần kinh trong bộ phận cảm quang và khu vực giữa não), thì xuất hiện con mắt thứ 3. Tuy nhiên, khi nó vừa mới xuất hiện thì lập tức thoái hóa, cuối cùng trở thành thể tùng quả lớn như hạt đậu ở trước tiểu não.

    “Con mắt ẩn tàng” có thể thấy được hình ảnh. Dẫn chứng là theo tờ Real Russia Today của Nga, Vitaly Pravdivtsev tác giả của cuốn sách “Trí tuệ nhân tạo” cho rằng, rất nhiều người có khả năng siêu cảm nổi tiếng của nước Nga đã thử nghiệm và có thể nhìn thấu được tấm ảnh trong phong thư đặt trước trán của họ. “Con mắt thứ 3” – Công năng đặc dị có thể biết trước được sự việc. Nhà sinh vật học Saint Petersburg nước Nga đã phát hiện, tế bào tổ hợp thành thể tùng quả tương tự như những tế bào sắc tố của võng mạc, có thể tiết ra Serotonin và Melatonin làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người càng ít quan trọng hơn nữa.

    TOP những cách để khai mở con mắt thứ ba nhanh nhất

    1. Nhỏ vài giọt tinh dầu lên trán

    Từ lâu, mùi hương đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích trí não. Cũng theo đó, mùi hương của các loại tinh dầu có thể giúp bạn đến gần hơn với nhận thức về bản thân qua việc đánh thức những lối mòn ký ức.

    Để có thể khai mở con mắt thứ 3, bạn hãy thử dùng tinh dầu oải hương, đàn hương, nhũ hương, mùi tây hoặc tinh dầu thông. Ngoài ra, bạn cũng có thể hít tinh dầu, dùng máy khuếch tán tinh dầu hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm để kích thích luân xa con mắt thứ ba.

    2. Niệm âm “om” trong 5-15 phút

    Một cách khác bạn có thể thử để khai mở con mắt thứ 3 chính là niệm âm “om” trong 5-15 phút, với một âm điệu tự nhiên và thoải mái. Đặc biệt, bạn có thể niệm nhanh hay chậm tuý ý miễn tập trung vào nguyên âm của từ đang niệm trong ngực và trong miệng là được.

    Lưu ý: "Om" có hiệu lực mạnh mẽ vì nó là bija mantra (thần chú hạt giống) bắt nguồn từ năng lượng tâm linh, nghiệp và sự hoà hợp.

    3. Hướng về mặt trời vào lúc bình minh và hoàng hôn để khai mở con mắt thứ ba

    Đối với cách làm này, bạn chỉ cần đứng quay người về phía mặt trời và giơ tay lên phía trước. Sau đó, hãy ngửa đầu ra sau và thả lỏng cổ họng. Kế đến, bạn nhìn vào mặt trời với ánh mắt dịu dàng không quá 10 giây.

    Con mắt thứ ba có liên quan với tuyến yên vốn chịu trách nhiệm sản xuất các hoóc môn điều khiển trạng thái thức – ngủ theo ánh sáng tự nhiên. Khi bạn nhìn về phía mặt trời, não sẽ giảm sản xuất melatonin (hoóc môn gây buồn ngủ) và tăng cường serotonin (hoóc môn đem đến cảm giác hạnh phúc). Nhớ đừng nhìn thẳng vào mặt trời khi cường độ ánh nắng ở mức mạnh nhất, cũng đừng thử nhìn lâu quá vài giây khi mặt trời đang mọc và đang lặn.
  • Chú Đại Bi là gì?

    Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…

    Chân ngôn này được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Theo đó, bài chú này được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, Bồ Tát, các thần và vương. Chú Đại Bi là chân ngôn phổ biến cùng với Phật Quán Thế Âm ở Đông Á, thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.Chú Đại Bi thường dùng chính là Tâm Chú của Đức Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Nìlakantha Avalokite’svara Bodhisatva) chủ yếu do hai ngài Bất Không Kim Cương và Kim Cương Trí dịch vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Các bản này được lưu truyền dưới 2 dạng là bản dài với bản ngắn.

    Ý nghĩa và tác dụng của kinh Chú Đại Bi

    Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sinh, muốn cho chúng sinh được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu mà nói ra Thần Chú này. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:

    “Bạch đức Thế Tôn, tôi có Chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.”, rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, người trì tụng Chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

    15 điều lành bao gồm:

    Sinh ra thường được gặp vua hiền. Thường sinh vào nước an ổn. Thường gặp vận may. Thường gặp được bạn tốt. Sáu căn đầy đủ. Tâm đạo thuần thục. Không phạm giới cấm. Bà con hòa thuận thương yêu. Của cải thức ăn thường được sung túc. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ. Có của báu không bị cướp đoạt. Cầu gì đều được toại ý. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ. Được gặp Phật nghe pháp. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

    15 thứ hoạnh tử gồm:

    Chết vì đói khát khốn khổ. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập. Chết vì oan gia báo thù. Chết vì chiến trận. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại. Chết vì rắn độc, bò cạp. Chết trôi, chết cháy. Chết vì bị thuốc độc. Chết vì trùng độc làm hại. Chết vì điên loạn mất trí. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm. Chết vì người ác trù ếm. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại. Chết vì bệnh nặng bức bách. Chết vì tự tử.Để đạt được những công năng hành giả phải: Giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng. Phải kiêng cữ rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay. Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi. Trước khi trì chú cũng phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ, nếu trước đó có đi đại tiện, tiểu tiện thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi trì tụng.
  • TỨ DIỆU ĐẾ cũng gọi là TỨ THÁNH ĐẾ là bài pháp đầu tiên của Đức Phật giảng cho 5 anh em tôn giả Kiều Trần NhưNguyên nhân và hoàn cảnh đức Phật Thích-Ca giảng về pháp Tứ diệu đế lần đầu tiên :Ðức Phật Thích-Ca, sau khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, liền nghĩ đến việc đem giáo lý của Ngài vừa chứng được, ra truyền bá cho chúng sinh. Nhưng giáo lý của Ngài là giáo lý cao siêu, thâm diệu, còn chúng sinh phần đông căn cơ còn thấp kém, khó có thể giác ngộ nhanh chóng như Ngài được. Nhưng không lẽ vì giáo pháp của Ngài thậm thâm vi diệu mà không giáo hóa chúng sinh? Ðể làm tròn nhiệm vụ hóa độ của Ngài, Phật phương tiện nói pháp Tứ diệu đế là Tiệm giáo để cho chúng sinh dễ bề tu hành. Quan sát căn cơ năm người bạn đồng tu với Ngài trước kia là nhóm ông Kiều Trần Như, có thể khai ngộ được với pháp Tứ diệu đế, đức Phật đi đến Lộc Uyển là nơi họ đang tu hành để nói pháp Tứ diệu đế. Sau khi nghe Phật thuyết pháp Tứ diệu đế, thành kiến mê lầm tan vỡ, trí huệ siêu thoát xuất hiện, năm vị này được ngộ đạo, chứng nhập quả vị A-la-hán. Ðó là năm vị đệ tử đầu tiên của đức Phật Thích-Ca. Từ đây về sau, Tứ diệu đế là giáo lý căn bản về Tiệm giáo (phương pháp tu chứng từ từ) và đã giác ngộ cho không biết bao nhiêu đệ tử của Phật. Tứ diệu đế, là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Ðạo đế. 1. Khổ đế (Dukkha). Khổ đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy tất cả những nỗi đau trên thế gian này mà mỗi chúng sinh đều phải chịu, như Sống là khổ, Ðau là khổ, Già là khổ, Chết là khổ v.v… Những nỗi khổ dẫy đầy trên thế gian, bao vây chúng ta, chìm đắm chúng ta như nước biển. Do đó, đức Phật thường ví cõi đời là một bể khổ mênh mông. 2. Tập đế (Sameda Dukkha). Tập đế là chân lý chắc thật, trình bày nguyên nhân của bể khổ trần gian, là lý do vì đâu có những nỗi khổ ấy. Khổ đế như là bản kê hiện trạng của chứng bệnh; còn Tập đế như là bản nói rõ nguyên nhân của chứng bệnh, lý do vì sao có bệnh. 3. Diệt đế (Nirodha Dukkha). Diệt đế là chân lý chắc thật, trình bày rõ ràng hoàn cảnh quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sinh sẽ đạt đến khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và những nguyên nhân của đau khổ. Diệt đế như là một bản cam đoan của lương y nói rõ sau khi người bệnh lành thì sẽ ăn ngon, ngủ yên như thế nào, thân thể sẽ tráng kiện, tâm hồn khoan khoái như thế nào. 4. Ðạo đế (Nirodha Gamadukkha). Ðạo đế là những phương pháp đúng đắn, chắc thật để diệt trừ đau khổ. Ðó là chân lý chỉ rõ con đường quyết định đi đến cảnh giới Niết-bàn. Nói một cách giản dị, đó là những phương pháp tu hành để diệt khổ và được vui. Ðạo đế cũng như cái toa thuốc mà vị lương y đã kê ra để người bịnh mua và những lời chỉ dẫn mà bịnh nhân cần phải y theo để lành bệnh.

  • Giáo lý đạo Phật thì quá sâu rộng, mà người hiểu đạo Phật một cách tường tận, chính xác lại quá ít ỏi. Do đó, sinh ra cái tình trạng đáng buồn là phần lớn những người công kích cũng như những người bênh vực đạo Phật, đều không dựa trên một căn bản vững chắc nào cả. Họ thảo luận, họ bàn cãi về đạo Phật một cách sai lạc, không đâu vào đâu, như hai người lãng tai nói chuyện với nhau rồi. 

    Người công kích đạo Phật thì bảo đạo Phật là yếm thế, tiêu cực. Phương pháp tu hành của đạo Phật là mơ hồ, vô hịeu quả; Niết bàn là hư vô, không tưởng. 

    Người bênh vực đạo Phật thì bảo đạo Phật rất tích cực, phương pháp tu hành của đạo Phật rất có hiệu quả và Niết bàn không phải là hư vô, không tưởng. 

    Nhưng cả hai bênh, công kích cũng như bênh vực, đều không tìm đủ luận cứ xác đáng để bào chữa cho lập trường của mình. 

    Muốn hiểu rõ những vấn đề quan trọng trên: đạo Phật yếm thế hay không? Cuộc đờ vuii hay khổ? Cái khổ hay vui ấy do đâu mà ra? Phương pháp tu hành của đạo Phật có hay không có hiệu quả? Niết bàn có phải là hư vô tịch diệt không? v.v... Muốn hiểunhững vấnđề ấy một cách đúng đắn, rõ ràng, cần phải đọc ít nhất là Tứ Diệu Đế, một trong giáo lý căn bản của Tiểu thừa nói riêng và của đạo Phật nói chung. 

    Phật tử mà chưa hiểu một cách rõ ràng, chính xác Tứ Diệu Đế thì chưa xứng danh là Phật tử. Người tu hành mà chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu xa Tứ Diệu Đế thì khó đi sâu vào đường đạo. Người công kích đạo Phật mà chưa hiểu gì về Tứ Diệu Đế thì khoan công kích đã.

    Quyển 1 Tu Tâm Quyển 2 Dưỡng Tánh Quyển 3: Nhân Quả, Nghiệp, Luân Hồi Quyển 4: Tứ Diệu Đế Quyển 5 Ngũ Đình Tâm Quán Quyển 6 Từ Bi Trong Đạo Phật Quyển 7 Chữ "Hòa" Của Đạo Phật Quyển 8 Năm Yếu Tố Hòa Bình Của Phật Giáo
  • Từ ngàn xưa, người phương Đông luôn quan niệm rằng: Người lãnh đạo nhất thiết phải hội tụ “ thuật lãnh đạo, thuật quản trị, thuật dụng ngôn và thuật xử thế” thì mới thu phục được thiên hạ. Thế nhưng, để trở thành nhà lãnh đạo, không phải tự nhiên mà có được. Nó đòi hỏi mỗi người phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng tố chất để trở thành lãnh đạo, và đặc biệt, phải có sự tích lũy qua năm tháng thời gian. Cá nhận bạn có tự tin vào tố chất lãnh đạo trong con người mình?

    Tứ Thư Lãnh Đạo là bộ cẩm nang dành cho những nhà lãnh đạo, quản lí và dành cho những ai muốn trở thành lãnh đạo. Bộ sách được chia thành 4 tập, bao gồm thuật lãnh đạo, thuật quản trị, thuật dụng ngôn và thuật xử thế.

    Thuật xử thế - đó chính là nhịp cầu kết nối giữa người với người. Bởi nói như Adams.J, nhà xã hội học nổi tiếng của Mỹ :

    “Giao thiệp giống như một sức hấp dẫn tiềm ẩn trong tố chất căn bản của mỗi con người, nó có thể thổi luồng gió đầy sức sống vào những sự việc cứng nhắc khô khan, có thể làm cho những sự việc rối rắm lộn xộn trở nên thông suốt rõ ràng, quan trọng hơn nó có thể đưa một người không nhiều năng lực lên đỉnh cao của công danh sự nghiệp. Giả dụ đời người như một đỉnh núi tuyết, thì giao thiệp như cây đục băng giúp bạn trèo được lên đỉnh núi; giả dụ đời người là biển cả, thì giao thiệp chính là con tàu chở bạn trên hành trình chinh phục biển khơi; giả dụ đời người là một cuốn sách dày, thì giao thiệp chính là mật mã ghi lại thành công của bạn. Ngày nay, con người sở dĩ phải học cách giao thiệp, là bởi chúng ta đã có sẵn những điều kiện có lợi sau: một là vận may tốt nhất; hai là tham vọng mãnh liệt nhất; ba là cơ hội thể hiện nhiều nhất. Vì vậy, từ chính rất nhiều ví dụ thực tế thành công xung quanh tôi, tôi có thể đưa cho bạn đọc một lời khuyên là khả năng giao thiệp là phép màu giúp con người bước lên nấc thang của thành công, nó có thể khiến cho sức hấp dẫn của bạn lan tỏa vô tận và giá trị của bạn được nâng lên một cách đáng kinh ngạc ”.

    Có thể nói rằng, tất cả những điều đó đều là sự thể hiện của tố chất lãnh đạo. Lãnh đạo là người đi đầu trong một tập thể. Vị trí đặc biệt đó quyết định nên tố chất tổng hợp mà họ cần phải có. Tố chất đó là sự tổng hòa của nhiều mặt như hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ. Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải là một nhà diễn thuyết, bởi vì một nhà diễn thuyết đại tài chưa chắc đã có khả năng “điều binh khiển tướng”. Chúng ta thường thấy rằng, ngay khi đã xác định được phương hướng và mục tiêu, một nhà lãnh đạo kiệt xuất ngay lập tức sẽ hành động với quyết tâm cao nhất. Họ sẽ tự mình làm gương, làm việc nghiêm túc. Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh ứng phó; khi ra quyết sách họ tỏ ra thông minh quyết đoán, lời nói rất có trọng lượng; khi thời cơ đến, họ biết nắm bắt kịp thời. Ngược lại, cũng có những người do không hội đủ những tố chất của một nhà lãnh đạo nên đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.