Avsnitt
-
Khi tìm kiếm cơ hội và trở thành Head of Product tại Promer, một nền tảng AI Agent cho lĩnh vực Ecommerce, mình hay ví von AI bây giờ giống như một chuyến tàu đã khởi hành rồi, và mình muốn ngồi ở khoang thương gia của con tàu này.
Nói vậy không có nghĩa là mình giàu, nên mới mua được vé hạng thương gia. Trong ví dụ này thì mình tin là: vị trí bạn ngồi, phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm bạn bước lên tàu.
AI không phải là làn sóng đầu tiên thay đổi cuộc sống con người.
Có thể nói lịch sử loài người đã trải qua ít nhất ba cuộc cách mạng lớn:
Cách mạng nông nghiệp: khi con người biết trồng trọt, chăn nuôi, giải phóng khỏi cuộc sống săn bắt hái lượm.Cách mạng công nghiệp: khi máy móc thay sức người, giải phóng đôi tay.Cách mạng số: khi máy tính, internet ra đời, giải phóng khỏi giới hạn địa lý và tốc độ truyền thông tin.Và giờ có vẻ như chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng thứ tư: nơi trí tuệ con người được tăng cường bằng máy móc.
Với mình, AI là một toolset rất mạnh. Nó có thể giúp bạn làm nhanh hơn, sáng tạo hơn, giảm đi rất nhiều việc lặp lại. Nhưng cũng chính vì nó mạnh, nó sẽ khuếch đại mindset bạn đang có.
Nếu bạn tư duy rõ ràng, có mục tiêu thì AI sẽ hỗ trợ cực tốt.Nhưng nếu bạn mơ hồ, không biết mình đang làm gì sử dụng AI chỉ khiến bạn rối hơn thôi.
Bạn thử tưởng tượng, nếu quay về đầu thế kỷ 20, bạn hỏi một người đang kiếm sống bằng nghề đánh xe ngựa rằng: “Anh nghĩ gì về ô tô?”
Chắc chắn họ sẽ lắc đầu:
“Mấy cái đó ồn lắm, lại còn dễ hư, không đáng tin được như đi xe ngựa.”
“Mà ngựa còn có thể làm bạn với con người nữa.”
Thật ra họ không sai, chỉ là họ đang nhìn từ kinh nghiệm sống mà họ sẵn có.
Nhưng công nghệ sẽ không chờ bạn tin rồi thì nó mới phát triển tiếp.
Tập Podcast hôm nay, chúng ta hãy cùng nói về AI, Kỹ năng sống mới và cách chúng ta nên định vị lại công việc của mình trong kỷ nguyên AI 10 năm tới.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Tập podcast về những mục tiêu không có ngay từ khi bắt đầu.
Hình xăm đầu tiên của mình là một mũi tên đang bay bên tay trái. Mình xăm nó vừa là để đánh dấu cột mốc quan trọng đầu tiên, vừa là để nhắc mình nhớ bài học:
Không phải lúc nào cũng cần biết chính xác mình đang đi đâu để bắt đầu.
Có những giai đoạn, mình chỉ biết một điều duy nhất: Mình không muốn dừng lại.
Và thế là mình đi.
Đích đến đôi khi không rõ ràng ngay từ điểm xuất phát.
Nó là thứ mình chỉ nhìn thấy sau một đoạn đường đã đi qua.
Trong tập podcast này, mình nói về cảm giác hoang mang khi chưa tìm ra một mục tiêu đủ lớn, và vì sao bạn không cần phải ép mình phải “rõ ràng” ngay từ đầu.
Có khi, việc bạn đang làm hôm nay tưởng là ngẫu nhiên, nhưng mai sau lại trở thành mảnh ghép rất quan trọng để dẫn bạn đến một điều có ý nghĩa hơn.
Bạn không cần vẽ bia thật chuẩn rồi mới dám bắn tên.
Bạn có thể bắn trước rồi từng chút một,học cách vẽ nên điều mà chính bạn tin là đúng.
Hãy cùng nghe tập Podcast hôm nay.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Saknas det avsnitt?
-
Tư duy chú ý - Tại sao chú ý lại quan trọng hơn chuẩn bị
Bạn đã bao giờ cảm thấy mình đã chuẩn bị rất kỹ, nhưng khi thực sự bắt tay vào làm, mọi thứ lại không đi đúng hướng?
Bạn dành hàng giờ luyện tập một bài thuyết trình, nhưng khi lên sân khấu, khán giả không tập trung.Bạn viết ra một kế hoạch hoàn hảo, nhưng rồi mọi thứ thay đổi chóng mặt chỉ sau một thời gian ngắn.Bạn chờ đợi đến khi “đủ giỏi” mới dám bắt đầu, nhưng rồi nhận ra mình chẳng bao giờ cảm thấy sẵn sàng.Chúng ta thường tin rằng chuẩn bị kỹ là chìa khóa của thành công.
Nhưng nếu vậy, tại sao có những người chuẩn bị rất nhiều nhưng vẫn thất bại, trong khi có người gần như không chuẩn bị gì nhưng vẫn có thể xoay chuyển tình thế và làm tốt?
Họ có một điểm chung: họ chú ý.
Hãy thử nghĩ về những tình huống này: Bạn dành hàng giờ để chuẩn bị cho một bài thuyết trình, nghiên cứu tài liệu, luyện tập trước gương. Nhưng khi bạn bước lên sân khấu, khán giả không cười vào chỗ bạn nghĩ họ sẽ cười. Họ không gật đầu đồng tình như bạn mong đợi. Một số người bắt đầu nhìn xuống điện thoại. Nhưng bạn vẫn tiếp tục trình bày như kế hoạch. Kết quả? Bạn nói, nhưng họ không nghe. Chuẩn bị không cứu được bạn, nhưng sự chú ý thì có. Nếu bạn nhận ra ngay khoảnh khắc khán giả bắt đầu lơ đãng, bạn có thể thay đổi giọng điệu, đặt một câu hỏi, hoặc kể một câu chuyện để kéo họ quay lại.
Vậy làm thế nào để bạn có thể rèn luyện sự chú ý, thay vì mắc kẹt trong vòng lặp chuẩn bị quá mức?
Hãy cùng nghe tập Podcast hôm nay.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Tính chu kỳ xuất hiện ở mọi nơi - sự vật - sự việc trong vũ trụ.Những ngôi sao được sinh ra từ bụi vũ trụ, bùng sáng rực rỡ trong hàng triệu năm, rồi dần lụi tàn, để lại vật chất cho những ngôi sao mới hình thành.Trái đất cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông liên tiếp diễn ra, tưởng chừng như giống nhau, nhưng mỗi chu kỳ lại mang đến những điều mới mẻ. Hạt giống nảy mầm, cây cối đâm chồi, rồi khô héo, tan rã, và trở thành dinh dưỡng cho thế hệ tiếp theo.Tính chu kỳ của tự nhiên là để nhắc nhở rằng mỗi kết thúc là khởi đầu cho một chu kỳ mới. Và trong giai đoạn chuyển giao, việc dừng lại, nhìn nhận để sắp xếp lại mọi thứ là điều cần thiết.
Tư duy chu kỳ là gì?Là cách nhìn nhận mọi việc như một vòng tròn có khởi đầu, diễn biến, và kết thúc. Nhưng quan trọng hơn, sau mỗi chu kỳ, chúng ta không nên vội vã chuyển sang giai đoạn tiếp theo mà cần dừng lại để nhìn nhận. Đây là lúc rút ra bài học từ những gì đã trải qua và tìm cách cải thiện để chu kỳ kế tiếp trở nên tốt hơn.
Trong tập Podcast hôm nay, mình chia sẻ lại với bạn 5 bước để khởi động một chu kỳ mới, một năm mới mà mình tạm gọi đó là 5R: Reflect (Nhìn lại), Release (Buông bỏ), Recharge (Nạp lại năng lượng), Realign (Cân chỉnh lại), và Refocus (Tập trung mới). Nghe có vẻ hơi nhiều, nhưng bạn sẽ thấy nó rất nhẹ nhàng và dễ thực hiện.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Thế giới đang thay đổi, và công việc cũng vậy.
Nhiều ngành nghề từng “ổn định” giờ đây biến mất dần. Công nghệ phát triển quá nhanh, AI đang thay thế con người ở nhiều lĩnh vực. Không ai thực sự an toàn.
Nhưng có những người vẫn phát triển mạnh mẽ dù trong thời kỳ bất ổn. Họ có gì khác biệt?
Trong tập này, mình sẽ chia sẻ những tư duy cốt lõi giúp bạn:
Không hoảng loạn khi mọi thứ thay đổiKhông bị AI hay người khác thay thếTự tin kiểm soát sự nghiệp của mìnhNếu bạn cũng đang tự hỏi “Mình cần chuẩn bị gì để không bị bỏ lại?”, thì tập podcast này là dành cho bạn.
Báo cáo kỹ năng 2025 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Hôm nay để mình "xúi bậy" bạn một chút về cách làm thế nào để mau chán công việc của bạn.
Tại sao lại nên mau chán?Vì một khi chán đủ nhiều, bạn sẽ không còn do dự nữa. Bạn sẽ:
Can đảm từ bỏ một công việc vô nghĩa. Tìm ra điều gì thực sự khiến bạn hứng thú.Hoặc… tiếp tục chịu đựng nhưng ít ra không còn hoang mang!
Nếu bạn đang chán việc nhưng vẫn chưa thấy chán đến tận cùng, thì đây là 5 nguyên tắc “vàng” để bạn đạt cảnh giới cao nhất của sự mất động lực.
Nhưng khoan, có khi nào bạn đang làm điều ngược lại mà không nhận ra?
Chẳng có plot twist gì ở đây cả, tới cuối mình vẫn là đang chỉ bạn những cách để mau chán hơn mà thôi. Nhưng như một con dao hai lưỡi, sử dụng những cách này cho việc gì… là tùy bạn quyết định.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Muốn phát triển bản thân? Hãy ra ngoài lăn lộn trải nghiệm nhiều hơn.
Ai mà chẳng muốn có nhiều trải nghiệm để có góc nhìn phong phú từ đó tư duy cũng sắc sảo hơn, nhưng làm sao để có nhiều trải nghiệm thì lại ít ai nói rõ.
Nếu bạn là sinh viên, vừa học vừa làm, bạn sẽ lấy đâu ra thời gian để rong ruổi đây đó? Nếu bạn có hạn chế về tài chính, làm sao bạn có thể trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài? Nếu bạn không có đủ sức khỏe, làm sao bạn có thể leo núi, băng rừng, đi phượt đến những vùng xa xôi?Trải nghiệm nào cũng có cái giá của nó. Những trải nghiệm càng đủ sâu sắc để thay đổi nhận thức, cái giá đi kèm thường càng đắt. Thế nên dù việc có được nhiều trải nghiệm là rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng và ai cũng làm được.
Vậy nên câu hỏi lớn ở đây là: Làm sao để có nhiều trải nghiệm nếu không có đủ tiền, thời gian hay điều kiện?
Hãy nghe tập Podcast tuần này.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Điều gì sẽ định hình con người mình trong những giai đoạn khó khăn nhất?
Là cách bạn đối mặt với thất bại và biến đau thương thành sức mạnh? Là việc bạn ngừng lo lắng về quá khứ và tập trung vào xây dựng tương lai? Hay là khả năng kiên trì bước tiếp ngay cả khi con đường phía trước đầy mưa gió?Những câu trả lời không bao giờ đến từ một phép màu nào đó. Chúng được đúc kết từ những lời khuyên, bài học và trải nghiệm thực tế mà chúng ta tích lũy qua thời gian. Trong tập podcast này, mình sẽ kể về 6 lời khuyên đáng giá nhất mà mình từng nhận được – những câu chữ tưởng chừng đơn giản nhưng đã thay đổi hoàn toàn cách mình nhìn nhận và đối mặt với cuộc sống.
Bạn sẽ nghe về cách vượt qua nỗi sợ thất bại, học cách tập trung vào tương lai thay vì bị quá khứ kìm hãm, hay làm thế nào để tiếp tục bước đi khi mọi thứ dường như không ủng hộ bạn. Nhưng hơn cả, bạn sẽ nhận ra rằng: sức mạnh thật sự nằm ở những gì bạn làm trong những ngày tồi tệ nhất, chứ không phải trong những khoảnh khắc dễ dàng.
Nếu bạn từng tự hỏi làm sao để sống bản lĩnh hơn, hay đơn giản cần một lời nhắc rằng khó khăn chỉ là một phần của hành trình, thì tập podcast này là dành cho bạn.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Cuộc sống của bạn giống một vòng tròn hay một chiếc lò xo?
Vòng tròn chỉ xoay quanh một điểm, lặp đi lặp lại và mãi không thay đổi. Còn lò xo, dù quay tròn, nhưng mỗi vòng lại vươn cao hơn, đưa bạn đến một phiên bản tốt hơn của chính mình.Nếu bạn đang cảm thấy cuộc sống của mình cứ lặp đi lặp lại mà chẳng có gì tiến bộ, thì đây là lúc bạn cần một cách tư duy khác – tư duy chu kỳ.
Điều này từng được rất nhiều bậc vĩ nhân của nhân loại nhắc tới.
Đức Phật dạy: “Luân hồi không chỉ là câu chuyện của kiếp này qua kiếp khác, mà còn diễn ra ngay trong từng khoảnh khắc.” Ngay trong mỗi hơi thở, từng suy nghĩ, cảm xúc đều có sinh, trụ, diệt. Chúng đến và đi như những con sóng nhỏ trên đại dương.
Tập Podcast tuần này sẽ giúp bạn:
Hiểu cách những vòng lặp nhỏ hàng ngày đang ảnh hưởng đến bạn. Biến mỗi ngày thành một cơ hội để học hỏi và tiến bộ. Phá vỡ những vòng lặp tiêu cực và xây dựng hành trình phát triển không ngừng.—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác băn khoăn: “Làm công hay làm chủ, đâu mới là con đường đúng?”
Chẳng hạn như:
Khi thấy bạn bè kinh doanh thành công, bạn tự hỏi liệu mình có đang đi chậm hơn? Khi đi làm, bạn lo rằng mình đang chỉ xây dựng giấc mơ của người khác thay vì chính mình. Và đôi lúc, bạn cảm thấy cuộc sống bị bó buộc, không biết làm thế nào để thoát khỏi guồng quay công việc hiện tại.Sâu thẳm bên trong, chúng ta đều mong muốn kiểm soát cuộc đời mình, tạo ra giá trị, và sống đúng với giấc mơ. Nhưng liệu “làm chủ” có thực sự là con đường duy nhất? Và nếu chỉ làm công, liệu chúng ta có đang bỏ lỡ điều gì quan trọng?
Mình từng đứng ở ngã rẽ đó – băn khoăn không biết tiếp tục làm nhân viên hay thử sức kinh doanh. Có lúc sốt ruột khi thấy bạn bè tự do, thành công. Nhưng chính những trải nghiệm khi thử cả hai con đường đã giúp mình nhận ra một điều: không quan trọng bạn làm công hay làm chủ, điều quan trọng là bạn có tư duy làm chủ hay không.
Tập Podcast này, mình muốn mời bạn cùng suy nghĩ về câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng tư duy làm chủ, dù bạn đang làm công hay làm chủ doanh nghiệp?
Liệu bạn có thể tự định hướng cuộc sống và sự nghiệp của mình mà không cần phải “bỏ tất cả để kinh doanh”?
Hãy cùng mình khám phá!
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Áp lực là thứ mà ai cũng gặp trong cuộc sống – từ deadline công việc, thi cử, cho đến những kỳ vọng trong các mối quan hệ. Có người coi áp lực là đòn bẩy để phát triển, nhưng cũng có người cảm thấy nó như một gánh nặng đè nát mình.
Vậy điều gì tạo ra sự khác biệt? Làm sao để biến áp lực thành bạn đồng hành, thay vì kẻ thù khiến bạn gục ngã?
Trong tập podcast này, chúng ta sẽ cùng nhau:
• Hiểu rõ bản chất của stress: Khi nào nó là động lực, khi nào nó là gánh nặng?
• Tự kiểm tra “ngưỡng an toàn” của áp lực qua 4 câu hỏi đơn giản.
• Tìm cách làm chủ stress, để nó giúp bạn mạnh mẽ hơn mỗi ngày.
Bình tĩnh trước áp lực không phải là không cảm thấy stress, mà là biết cách đối diện và làm chủ nó. Hãy nghe và cùng khám phá cách biến áp lực thành đòn bẩy cho thành công của chính bạn!
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Đã bao nhiêu lần đứng trước thất bại bạn tự nhủ: "Thôi, mình đã cố gắng hết sức rồi."
Nhưng thử thành thật với bản thân: Trong đó bao nhiêu phần trăm là bạn đã thực sự cố hết sức?
Trong tập podcast này, mình sẽ chia sẻ 4 câu hỏi quan trọng để bạn tự đánh giá mức độ nỗ lực của chính mình, xem thử mình có cố hơn được nữa hay không.
Sẵn tiện cũng muốn cảm ơn các bạn đã ủng hộ podcast của Hoàng trong hơn 1 năm qua. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ cho người đang đau họng vẫn cố gắng duy trì podcast.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Đôi khi, một câu nói có thể thay đổi tất cả.
Thấy một thành viên tính tình rụt rè dù có ý kiến hay, bạn giúp họ tự tin hơn bằng sự tò mò chân thành và hỏi "ý kiến của em thế nào?"
Hoặc bạn có thể gây ra “sát thương” chỉ bằng một câu “ừ, tao biết trước rồi”, khi đứa bạn thân vừa hào hứng kể một chuyện vui.
Có một nghiên cứu kéo dài hơn 80 năm từ Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, chất lượng cuộc sống của một người là chất lượng các mối quan hệ xung quanh họ. Để xây dựng và duy trì các mối quan hệ, giao tiếp chính là chìa khóa. Nhưng nghịch lý là, chúng ta thường vô tình làm tổn thương người khác từ những điều rất nhỏ nhặt.
Trong tập podcast tuần này, mình sẽ nói về 4 lỗi giao tiếp nhỏ có thể phá huỷ một cuộc hội thoại. Chúng cũng là những lỗi mà mình đã từng mắc, hoặc thậm chí bây giờ vẫn còn mắc phải, nhất là khi năng lượng xuống thấp. Chia sẻ lại như một lời tự nhắc nhở và hy vọng cũng giúp bạn tránh được những tình huống khó xử tương tự.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Mọi điều bạn nói ra đều nên là sự thật, nhưng không phải sự thật nào cũng nên được nói ra.
Trong các mối quan hệ, mình tin mọi thứ nên xuất phát từ sự chân thành. Nhưng thực tế là chân thành thôi chưa đủ, cần phải có cả sự khéo léo.
Ví dụ, khi một người bạn tâm sự về thất bại của họ, dù sự thật là “ai cũng có thất bại mà”, việc bạn nói thẳng như vậy sẽ không mang đến giá trị nào cho cuộc nói chuyện.
Vốn là một người không khéo léo trong ăn nói và đã từng trả giá nhiều lần cho những sai lầm trong giao tiếp, mình đã luôn cố gắng quan sát, tiếp cận và đặt câu hỏi cho những người giao tiếp tốt để tìm ra những điều đáng học hỏi.
Nếu bạn đang cảm thấy rằng, dường như có rất ít người muốn nghe bạn nói chuyện, hoặc là đang tìm cách để cải thiện các cuộc nói chuyện với người thân, bạn bè thì tập podcast này sẽ cho bạn một vài gợi ý mà bản thân mình đã ứng dụng hiệu quả mỗi ngày.
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Mình để ý thấy có một điều thú vị là, có rất nhiều thứ trong cuộc sống đi theo bộ 3.
Chẳng hạn, nguyên tử, đơn vị cơ bản của vật chất được cấu thành từ 3 hạt: proton, electron, neutron. Thời gian được chia làm 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai.
Trong phim ảnh, sách truyện cũng không thiếu các bộ 3, như Bao Thanh Thiên - Công Tôn Sách - Triển Chiêu, hay Harry Potter - Ron - Hermione.
Ngoài đời, rất nhiều lần mình cũng thấy một đội ăn ý cũng thường có 3 người.
Nhưng tập podcast hôm nay mình không muốn nói đến việc hợp tác với người khác, mà thay vào đó là teamwork với chính bản thân.
Với mình, mỗi người luôn có 3 đồng đội bên trong mình. Mình làm bất kể điều gì có suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự ăn ý của 3 đồng đội này.
“Họ” là ai, nghe thử tập podcast mới nhé!
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín.. bị gặt.
—
Khi nói về khiêm tốn, có câu tục ngữ mà chắc hẳn bạn đã nghe nhiều lần:
Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu.
Ý nghĩa câu này là: sông càng sâu thì càng lặng lẽ, lúa chín nặng hạt thì ngọn sẽ trĩu xuống.
Những người hiểu biết sâu rộng thường rất khiêm nhường, không khoe khoang hay gây ồn ào. Bởi càng biết nhiều, người ta càng nhận ra có vô số điều mình chưa biết.
Mình muốn đưa thêm một góc nhìn khác: Đôi khi quá khiêm tốn sẽ vô tình làm chậm tốc độ phát triển, thậm chí lại còn củng cố sự tự ti bên trong bạn.
Có thể ý kiến này sẽ gây tranh cãi, mình muốn nhấn mạnh là mình tin rằng khiêm tốn là một đức tin quan trọng và cần thiết. Nhưng trong một số trường hợp, khiêm tốn quá mức có thể khiến bạn chịu những bất lợi không đáng có.
Đã ra đi làm thì ai cũng muốn sớm được thăng tiến đúng không? Nếu bạn cứ âm thầm làm việc, âm thầm nỗ lực, rồi hy vọng là người khác sẽ tự nhiên nhận ra, thì đó chưa chắc là cách tốt nhất.
Vậy thì trường hợp nào sẽ được gọi là khiêm tốn quá mức? Nghe tập podcast mới tuần này nhé!
—
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Khi đi làm lên được senior là một trong những mục tiêu đầu tiên trong hành trình phát triển sự nghiệp của một người.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để tới được trạng thái của một senior?
Bí mật của thành công là luôn sẵn sàng khi cơ hội đến. —Benjamin Disraeli
Lời khuyên của mình cho những bạn đang bắt đầu sự nghiệp đó là: ngay từ lúc này hãy cư xử như một senior, ngay cả trước khi bạn được gọi là senior.
Thử tưởng tượng bạn đang chuẩn bị cài đặt một phần mềm máy tính vào trong đầu với tên gọi là “Tư duy senior”.
Vậy các bước cài đặt này là những gì?
Nghe tập podcast này nhé!
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Nếu bạn đợi cho tới khi nỗi sợ biến mất, bạn sẽ phải đợi mãi mãi.
Có lẽ một trong những nỗi sợ nguyên thủy xuất hiện sớm nhất ở chúng ta là sợ chết. Rồi càng trưởng thành lại càng bị ám ảnh bởi nhiều nỗi sợ hãi khác nhau.
Còn nhỏ thì sợ làm phật ý cha mẹ, sợ bị họ bỏ rơi, sợ không còn được yêu thương. Thành niên sợ không hòa nhập với bạn bè cùng lớp, sợ không có được điểm số cao ở trường. Trưởng thành lại sợ thất nghiệp, không có chỗ đứng trong xã hội, không có tình yêu.Trong tự nhiên động vật cũng cảm thấy sợ hãi. Nhưng khác ở chỗ là, khi nguy hiểm qua đi chúng sẽ rủ bỏ sự sợ hãi và tiếp tục sống. Còn con người thì xếp nỗi sợ đó vào ngân hàng ký ức. Cho dù các nguyên nhân gây ra nỗi sợ đó có biến mất, thì tận sâu trong nội tâm chúng vẫn còn nằm im đó, dù rất nhỏ, và chờ tới một lúc nào đó lại trỗi dậy.
Tập podcast này mình nói về 6 nỗi sợ rất nhiều khi là phi lý đang kìm hãm sự phát triển của bạn.
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
Nếu chỉ nói về Cần và Muốn trong việc quản lý tài chính, vấn đề chỉ đơn giản là kiểm soát nhu cầu - chi phí sinh hoạt để cân đối đồng ra đồng vào.
Hầu hết mọi người sẽ khuyên bạn nên mua những thứ bạn Cần, chỉ khi thật sự dư giả rồi mới nên quan tâm đến những thứ bạn Muốn. Thế nhưng, dù đã thực hành điều này một thời gian dài, bản thân mình vẫn không dám chắc rằng, mình có đủ sáng suốt để không mua một món gì đó, dù đó chỉ là thứ mình Muốn.
Bởi vì về mặt Tâm lý học, sự thật giữa Cần và Muốn lại đảo ngược với nhau, đó là:
Chỉ khi bạn muốn, thì bạn mới cần.
Như là khi đói, bạn cần ăn để sống. Nhưng trước đó, bạn phải muốn sống, nên mới cần ăn. Thế nên mới có trường hợp người ta vì tâm trạng buồn phiền quá, mới bỏ bữa không ăn uống gì.
Trên đây chỉ là một sự thật, trong 3 sự thật về Cần và Muốn mình đúc kết được để chia sẻ với bạn trong Podcast này.
Hiểu được chúng, có thể giúp bạn hiểu được mình, để đưa ra lựa chọn phù hợp trong việc chọn thứ mình Cần, hoặc bỏ thứ mình Muốn.
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
-
An toàn tài chính có 2 trụ cột:
Khả năng tạo ra giá trị để gia tăng thu nhập Khả năng giữ được tiền khi nó ở trong túiĐa phần ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống, dù kiếm ít hay nhiều thì mối quan hệ của mình với tiền khá suôn sẻ.
Tuy không được dạy quản lý tài chính từ nhỏ, may mắn là mình luôn có cách để cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.Nhưng không có nghĩa là mình chưa từng có những giai đoạn thu không đủ chi, vì nhiều lối suy nghĩ tưởng là bình thường, hoá ra lại âm thầm làm lung lay cột trụ thứ 2 của mình.
Là một người tin rằng để cải thiện hành vi thì cần bắt đầu từ điều chỉnh tư duy. Sau một thời gian phản tư lại tình huống và kết quả, mình đã hình thành được 5 tư duy chi tiêu giúp củng cố lại khả năng giữ tiền.
Những tư duy này giúp mình đưa ra quyết định nhanh chóng hơn trong các trường hợp:
Biết khi nào cần mua đắt hoặc chỉ mua rẻ Khi nào nên trả phí để “mua” thêm thời gian của người khác Nhìn ra chi phí của món đồ không chỉ qua tag giáVà còn các trường hợp khác, hãy nghe đầy đủ tại podcast.
Nếu thích những gì mình chia sẻ, muốn có thêm kiến thức chất lượng hoặc đơn giản là cảm ơn bằng cà phê, hãy tham gia cộng đồng phát triển tư duy MindYourMind tại:👉 https://www.skool.com/mindyourmind
—
Nơi khác của hoangthoughts:
⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts
✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/
🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts
- Visa fler