Avsnitt
-
Ông Bình chính thức đọc di thư trước mặt con cháu. Đây là tâm nguyện sâu xa của ông và người vợ quá cố gửi gắm tới thế hệ sau bằng tất cả tình yêu thương và đạo lý gia đình. Ông Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập suốt đời, xem tri thức và lòng nhân ái là tài sản quý báu nhất mà con người có thể mang theo suốt cuộc đời.
-
Câu chuyện tiếp tục diễn ra trong ngày giỗ của bà Bằng. Trong bữa cơm gia đình, mọi người quây quần, trò chuyện vui vẻ, không ngớt lời khen ngợi tài nấu ăn của An, cùng câu chuyện xoay quanh việc học hành và bằng cấp tiến sĩ. Với những lời chia sẻ hài hước, những sự so sánh dí dỏm, cùng niềm tự hào về thành tích học tập của các con cháu trong nhà, nhiều câu chuyện vui về những luận án tiến sĩ khó hiểu cũng được nhắc lại tạo nên một bầu không khí gần gũi thân mật và đầy tiếng cười.
-
Saknas det avsnitt?
-
Đầu hè năm 2013, gia đình An trở về ngôi nhà quen thuộc để chuẩn bị cho buổi giỗ mẹ. Không gian yên ắng chỉ thoáng tiếng chim hót và mùi hương trầm nhẹ nhàng lan tỏa khắp sân nhà. Bốn chị em An và ông Bình - người cha già ngồi bên mâm cơm dọn sẵn, tâm sự về những ngày đã qua. Giỗ mẹ không chỉ là dịp để tưởng nhớ bà mà còn là lúc để gia đình quây quần gắn bó và sẻ chia những nỗi niềm, kỷ niệm cũ. Trong khoảnh khắc ấy, từng câu chuyện, từng tiếng cười và cả những giọt nước mắt nhẹ nhàng nối kết các thành viên, giữ cho tình thân luôn vẹn nguyên.
-
Cuốn tiểu thuyết kể về gia đình ông bà Bình Bằng có bốn cô con gái: Hiền Thương, Thuận Ái, Khánh An và Bảo Yên. Mỗi cái tên đặt cho con đều được gửi gắm những mong ước đẹp đẽ, nhưng mỗi người trong vũ trụ tứ nữ đó lại có một số phận không yên ả, khi tính cách họ được đẩy lên đến tận cùng thậm chí đến mức cực đoan. Trong cuốn tiểu thuyết dày hơn 600 trang của mình, tác giả muốn gửi gắm một thông điệp chính là sự bất bình khẳng định cơ hội vì văn hóa thân tộc, một người làm quan cả họ được nhờ.
-
Ở phần này diễn ra cuộc hội ngộ bất ngờ giữa Thành và người bạn cũ Diệp Vân Kỳ, con trai một thông ngôn từng phục vụ vua Thành Thái. Sau một hồi hỏi han tâm sự, cuộc gặp kết thúc trong cái bắt tay đầy lưu luyến, nhưng cũng thắp lên trong lòng cả hai một niềm vui khó gọi thành tên. Trước khi chia tay, Thành và Kỳ hẹn nhau sáng hôm sau tại chợ Bến Thành.
-
Sự việc thầy giáo Thành đột ngột rời khỏi trường Dục Thanh khiến học trò bàng hoàng, không ai biết lý do cụ thể mà chỉ nhận được một bức thư chia tay. Thực chất, Thành ra đi bí mật vì lo ngại bị đàn áp. Phong trào Dục Thanh bắt đầu bị theo dõi và đe dọa xóa sổ. Trên chuyến tàu từ Phan Thiết vào Sài Gòn, Thành mang theo giấy thông hành giả cùng thư giới thiệu, quyết tâm bước vào một hành trình mới.
-
Rời Quy Nhơn, Côn quyết định vào Nam đến Phan Thiết, nơi anh bắt đầu cuộc sống mới với vai trò thầy giáo tại trường Dục Thanh. Trường này do các chí sĩ yêu nước thành lập nhằm giáo dục thanh niên theo tư tưởng mới. Tại đây, Côn dạy học, dạy thể dục, truyền cảm hứng yêu nước cho học trò, đồng thời ấp ủ khát vọng lớn lao góp phần thay đổi xã hội. Dù còn trẻ, anh nhanh chóng gây ấn tượng bởi tài năng và tinh thần nhiệt huyết được học trò yêu mến và các thầy cô kính trọng. Đây là bước ngoặt quan trọng đưa Côn tức Nguyễn Tất Thành ngày ấy bước vào con đường hoạt động cách mạng sau này.
-
Chỉ hơn một tháng sau khi ông Sắc bị bắt, Côn và vợ chồng thầy Thọ nhận được tin ông đã được tại ngoại nhưng bị giám sát, sống ẩn dật ở một ngôi chùa nhỏ phía Tây thành phố và tự chữa bệnh bằng nghề y mà ông từng học. Dân Bình Khê vẫn tiếp tục gửi đơn xin minh oan cho ông.
-
Tạ Đức Quang - một điền chủ giàu có, tự mãn quen được ưu ái, hắn đến gặp ông Sắc để nộp đơn kiện dân xã vì lấn chiếm đất. Tuy nhiên, ông Sắc nghiêm khắc giữ đúng phép công đường, yêu cầu tôn trọng quy trình và đối xử công bằng, không thiên vị. Dù vậy, ông vẫn nhận đơn sau khi Tạ Đức Quang rời đi. Ông Sắc cho thử phái kiểm tra và quyết định sẽ đích thân xuống xã điều tra thể hiện thái độ quyết liệt không để thế lực nào bẻ cong sự thật.
-
Khiêm lên đường trở về quê cùng một đoàn lái buôn. Buổi chia tay diễn ra giản dị bên bờ sông Hương với sự có mặt của Quý, Phượng và một vài người bạn thân. Côn lặng lẽ tiễn người anh trai của mình, chẳng thể ngờ rằng đây chính là lần gặp cuối trong đời và hai anh em vĩnh viễn chia xa.
-
Bối cảnh đầu năm 1909 khi phong trào Đông Du chính thức tan rã, sau khi Pháp bắt tay với Nhật và yêu cầu trục xuất các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Tin dữ khiến ông Sắc vô cùng đau buồn. Ngay sau đó, ông được bộ lễ yêu cầu vào Quy Nhơn chấm thi hương. Trước khi đi, ông cùng hai con Khiêm và Côn có cuộc trò chuyện cảm động.
-
Cuối năm 1907, tin Vua Thành Thái bị truất ngôi lan rộng. Một cậu bé tám tuổi - vua Duy Tân được lập lên thay. Trong khi đất nước rối ren, anh em Côn và Khiêm vẫn nỗ lực học tập và cùng các bạn trẻ tham gia phong trào Duy Tân, vận động cắt tóc, bỏ hủ tục răng đen, mặc quần áo mới để thức tỉnh tinh thần dân tộc. Cuối cùng, cả hai thi đỗ vào Quốc học Huế, ngôi trường do Pháp lập nên để đào tạo nhân viên hành chính, nhưng họ vào trường không phải để làm tay sai mà để muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp.
-
Một buổi sáng sớm năm 1907 đầy biến động, sau một đêm thức khuya trò chuyện với ông Phạm Khắc Doãn về thời cuộc, ông Sắc được gọi đi làm sớm với yêu cầu mặc thẩm phục đầy đủ. Không khí trong kinh thành Huế bỗng chốc trở nên căng thẳng khi quân Pháp và binh lính thuộc địa diễu hành rầm rập khắp nơi. Trong lớp học, thầy trò đều bàng hoàng vì một biến cố lớn đang âm thầm xảy ra. Sau giờ học, Côn về nhà và thấy cha đang ngồi lặng lẽ trước bàn thờ, hai mắt đỏ hoe. Ông Sắc nghẹn ngào báo tin đau lòng với Côn.
-
Ông Sắc gặp lại ông Đặng Thái Thân - một người bạn cũ cũng là người được cụ Phan Bội Châu cử đến vận động cho Côn sang Nhật du học. Trên một chiếc thuyền nhỏ có đàn hát, hai người trò chuyện, ông Thân truyền đạt tâm ý của cụ Phan và những người đồng chí mong ông Sắc cho Côn đi Nhật để theo đuổi con đường cứu nước. Ông Sắc xúc động nhưng vẫn muốn hỏi ý kiến con trai trước vì tôn trọng sự trưởng thành và quyết định của con.
-
Tại Làng Sen, Thanh cùng các cô gái trong xóm chăm chỉ học chữ Quốc ngữ như một phong trào tự học. Họ học để biết viết, để có thể viết thư cho người thân và để không bị coi thường trong xã hội. Trong lúc ấy, ông Đội Quyên, một cán bộ cách mạng bất ngờ ghé thăm nhà ông Sắc. Cuộc gặp gỡ giữa ông và Thanh diễn ra bí mật, nhanh chóng nhưng đầy xúc động. Trong khi đó tại Huế, Phượng Quý bị công tử Tôn Thất Bá theo đuổi một cách thô lỗ và ép buộc. May mắn, Côn xuất hiện kịp thời bảo vệ cô khỏi bị kéo lên xe cưỡng ép.
-
Thành phố Huế dường như bừng tỉnh sau một mùa hè dài với không khí tươi mới và nhộn nhịp. Cổng trường chào đón học sinh, phụ huynh và thầy cô, mỗi người đều mang trong mình một câu chuyện riêng, một dáng vẻ khác biệt phản ánh những lớp xã hội đa dạng. Côn tuy háo hức nhưng cũng đầy trăn trở khi đối diện khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
-
Trong một buổi sáng sớm, bên dòng Hương Giang, những người bạn trẻ: Hùng, Côn, Khiêm, Cần, Phượng, Quý và Diệp Văn Kỳ lại hẹn nhau rong chơi nhưng không chỉ để ngắm cảnh hay vui đùa. Mỗi bước chân, mỗi lời nói của họ đều mang theo những khát vọng thầm kín, những hoài bão đang lớn dần trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Những câu chuyện tưởng như chỉ để giải khuây dần hé mở tâm thế của cả một thế hệ thanh niên đang thao thức trước vận mệnh dân tộc. Trong tiếng cười trong trẻo, trong giọng hát ngọt ngào của thiếu nữ xứ Huế và cả trong ánh mắt rực sáng của người bạn tên Côn thấp thoáng hình hài một tương lai mà họ đều đang chờ đợi, đang muốn góp phần đổi thay.
-
Ông Nguyễn Sinh Sắc cùng hai con trai là Khiêm và Côn chuẩn bị vào Huế nhận chức quan do triều đình bổ nhiệm. Cô Thanh được giao ở lại quê nhà để trông coi nhà cửa, ruộng vườn và hương hoả. Ông Sắc xúc động, day dứt vì những thiệt thòi mà đứa con gái của ông phải chịu đựng. Giữa lúc chuẩn bị lên đường, một tin dữ lan truyền khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp bắt, kinh thành Huế có biến. Cả nhà ông Sắc hoang mang chưa rõ nên đi tiếp hay dừng lại nhưng rồi họ vẫn quyết định tiếp tục hành trình.
-
Khoảng thời gian tháng 9 năm 1905, Côn và Khiêm được gửi lên Thành Vinh theo học Trường Tiểu học Pháp Việt. Trong buổi khai giảng đầu tiên, cả hai choáng ngợp trước không khí trang trọng và bài diễn văn ca ngợi nước Pháp với ba khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Những lời lẽ ấy khiến Côn băn khoăn khi so với thực tế, đất nước vẫn đang bị đô hộ. Vào lớp, cậu nhanh chóng bộc lộ khả năng vượt trội khiến cô giáo không khỏi bất ngờ và tính đến việc chuyển cậu lên lớp trên.
- Visa fler