Avsnitt
-
Sau khi nghỉ việc tại Grab, Giang ứng tuyển cho vị trí Software Engineer tại Apple và được nhận vào làm tại Apple (văn phòng ở Singapore). Theo Giang, các bạn ở Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tìm việc tại các công ty công nghệ ở Singapore. Vững kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm làm việc có thể giúp cơ hội tìm được việc của các bạn cao hơn.
-
Trong số này, chúng mình sẽ lắng nghe chia sẻ của Giang, hiện đang làm việc tại Singapore. Khi còn là sinh viên, Giang đã thực tập tại Intel và sau đó làm việc tại Captcha ở Việt Nam trước khi vượt qua vòng thi tuyển của Grab để qua Singapore làm việc.
-
Saknas det avsnitt?
-
Khi xác định tìm việc tại Tây Ban Nha, Hồng rải hồ sơ khắp nơi và cuối cùng được nhận làm tại một công ty luật ở Madrid. Hồng không ngần ngại làm bất kỳ việc gì và còn tìm cách phát triển công việc như hỗ trợ pháp lý cho các công ty Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu sang Tây Ban Nha.
Theo Hồng, không dễ xin việc ở Tây Ban Nha vì thường công ty ưu tiên người bản địa do không vướng mắc về giấy phép lao động. Bên cạnh đó, công việc thường sẽ cần dùng tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Tây Ban Nha luôn đón chào lao động tay nghề cao nên các bạn có thể tìm những công việc dành cho lao động chất lượng cao tại đây. -
Trước khi sang Tây Ban Nha, Hồng đã có kinh nghiệm làm việc tại một công ty luật và phụ trách pháp lý cho một công ty Nhật ở Việt Nam. Chúng mình cùng lắng nghe chia sẻ của Hồng và chuyện học ngành luật và làm việc trong ngành luật ở Việt Nam nhé!
-
Theo Trang, nếu các bạn có dự định sinh sống và làm việc tại Thụy Điển và Đan Mạch sau khi học xong, các bạn cần lên kế hoạch từ sớm, ví dụ như đăng ký lớp học tiếng miễn phí hoặc đi thực tập để có kinh nghiệm thực tế. Thị trường lao động ở Đan Mạch rất cạnh tranh nên biết tiếng Đan Mạch sẽ là một lợi thế.
-
Trong phần này, Trang chia sẻ câu chuyện từ khi bắt đầu sang Thụy Điển học Thạc sỹ và tìm được công việc đầu tiên tại đây đến khi Trang chuyển sang Đan Mạch làm việc. Trong từng chặng đường, Trang luôn nỗ lực và học hỏi không ngừng. Bạn cũng vạch ra con đường rõ ràng cho bản thân: học tiếng Đan Mạch ngay khi mới sang, muốn làm việc liên quan đến tài chính và công nghệ thông tin, và học thêm một bằng Đại học.
Để có thể tìm được việc ở nước ngoài, chúng mình cần có lộ trình ngay từ đầu và theo đuổi mục tiêu từng bước như Trang nhé! -
Nếu các bạn muốn tham dự các buổi chia sẻ về sách hay muốn trở thành khách mời chia sẻ về cuốn sách yêu thích của mình, các bạn hãy theo dõi và liên hệ với CLB Sách của Dương qua trang FB Café Sách Robooksta: https://www.facebook.com/cafesach.france nhé!
Lan Dung hy vọng những chia sẻ của Dương phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống và môi trường làm việc ở Pháp và Canada. Chúc các bạn sớm tìm được công việc mơ ước nhé! -
Dương học Đại học tại Pháp và sau đó làm ở vị trí Kỹ sư phần mềm cho SoftBank Robotics và Canal+ tại Paris trước khi chuyển sang Canada làm việc. Theo Dương, ngành Công nghệ thông tin không bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 và các bạn hoàn toàn có thể tìm việc tại nước ngoài.
Nếu bạn muốn làm việc ở Pháp, bạn cần tìm được việc và sau đó công ty sẽ làm thủ tục giấy tờ để bạn qua Pháp. Nhưng bạn có thể đi theo chương trình lao động tay nghề cao để sang Canada định cư và tìm việc nhé!
Chúc các bạn may mắn! -
Khi làm marketing cho sản phẩm mẹ và bé ở thị trường Việt Nam tại một công ty Đài Loan, Yến nhận ra rằng hành vi tiêu dùng của các bà mẹ ở Việt Nam và Đài Loan khác nhau. Trong khi các bà mẹ Việt Nam quan tâm đến mẫu mã sản phẩm thì các bà mẹ Đài Loan quan tâm đến chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, và sản phẩm đó giúp con họ phát triển tư duy như thế nào.
Giống như một số quốc gia khác, Đài Loan đang có chính sách thu hút lao động tay nghề cao. Các bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể dễ dàng tìm việc ở Đài Loan mà không cần biết tiếng Trung.
Nếu bạn quan tâm đến chuyện làm việc và tìm việc ở Đài Loan thì có thể liên hệ với Lan Dung qua email [email protected] để Lan Dung kết nối bạn với Yến nhé! -
Hải Yến, hiện đang làm marketing tại một công ty thương mại điện tử tại Đài Loan, sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm việc trong ngành phát thanh tại Việt Nam, chuyện học Thạc sỹ ngành Truyền thông tại Đài Loan cũng như chuyện tìm học, đi phỏng vấn và các quy định cho người nước ngoài để được cấp phép làm việc tại đây.
-
Khi tìm việc trong đợt dịch, Phương không nộp trên các trang tuyển dụng mà vào trang web của các ngân hàng để tìm việc. Theo Phương, quy trình tuyển dụng ở CitiBank rất nhanh và phỏng vấn rất dễ chịu vì có cảm giác mình ngang hàng với người ta chứ không phải như đi xin việc ở Việt Nam.
Phương chia sẻ rằng công việc cho các bạn học ngành tài chính định lượng ở Ba Lan có nhiều nhưng không dễ tuyển. Ngay CitiBank năm ngoái tuyển tầm 50 người và giờ vẫn tiếp tục tuyển. Các bạn đang học ngành kế toán và kiểm toán có thể cân nhắc chuyển sang làm các công việc liên quan đến tài chính định lượng nhưng tốt nhất là các bạn nên học một khóa bài bản để hiểu sâu hơn. -
Bích Phương hiện đang làm Mô hình rủi ro tín dụng tại CitiBank ở Ba Lan. Tuy nhiên, trước khi sang Ba Lan học Thạc sỹ và làm việc, Phương đã có một khoảng thời gian làm kiểm toán tại KPMG Lào. Phương tìm việc trên VietnamWorks và phỏng vấn qua Skype.
Mọi người luôn nghĩ có cơ hội phát triển khi mọi người sang một nước khác phát triển hơn Việt Nam nhưng với Phương không phải như thế. Khi ở Lào, Phương làm nhiều hơn, hiểu về quy trình kiểm toán và biết cách sắp xếp công việc hơn. Theo Phương, bên Lào vẫn có xu hướng tuyển người nước ngoài vì hệ thống kế toán ở Lào còn sơ khai và ở Lào chưa đào tạo ngành kiểm toán. Vì vậy, bạn nào đang học hoặc làm việc ngành kiểm toán có thể cân nhắc ứng tuyển cho Big4 bên Lào nhé! -
Khác với các nước châu Âu, môi trường làm việc ở Nhật cực kỳ khắc nghiệt. Vũ thường làm xuyên đêm và ngủ ở công ty mấy ngày là chuyện bình thường. Đổi lại, làm việc ở công ty lớn giúp bạn học hỏi được nhiều và có cơ hội tham gia các dự án lớn.
Qua trải nghiệm làm việc, Vũ thấy ở châu Á môi trường làm việc thiên về tình cảm, có thể du di cởn châu Âu làm việc rõ ràng, đúng là đúng, sai là sai và không có chuyện bàn công việc khi hết giờ làm và đi ăn uống cùng nhau. Theo Vũ, các bạn ở Việt Nam không nên tự ti mà nên tự tin vì các bạn có thứ mà người châu Âu không có: đó là tính linh hoạt.
Trong ngành kiến trúc, vốn văn hóa rất quan trọng và cần cả hiểu biết về lịch sử, thậm chí cả âm nhạc vì mỗi công trình ở đâu cũng cần có nét văn hóa nơi đó. -
Vũ hiện đang làm việc tại công ty thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Kengo Kuma, người thiết kế sân vân động để tổ chức Olympic sắp tới ở Nhật. Vũ chuyển sang Nhật làm khi đã có vài năm kinh nghiệm học và làm việc trong ngành kiến trúc tại Đức.
Theo Vũ, tạo dựng mối quan hệ là cực kỳ quan trọng trong ngành kiến trúc. Những việc Vũ từng làm đều qua giới thiệu từ người quen. Khi ứng tuyển vào vị trí kiến trúc sư, thường Giám đốc công ty sẽ đích thân hỏi và họ yêu cầu Vũ thuyết trình về một hoặc vài dự án đã làm để xem Vũ có hợp với văn hóa làm việc tại công ty hay không.
Ngoài ra, Vũ cũng nhắn các bạn đang đi học kiến trúc tại châu Âu nên tận dụng cơ hội tham gia workshop miễn phí, các cuộc thi và đừng chỉ đến trường rồi về nhà vì nếu như vậy chắc chắn các bạn sẽ thua kém bạn bè ở Việt Nam. -
Như Yến chia sẻ trong phần này, đợt dịch đã ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, phần lớn là startups nhưng bây giờ các bạn đã có chiến lược để thích nghi với hoàn cảnh. Với OLX Group, các bạn ở Việt Nam hoàn toàn có cơ hội ứng tuyển vào các vị trí cho phép relocation và các bạn phù hợp với vị trí này. Trung bình thời gian xử lý hồ sơ tầm 3-4 tháng.
Các bạn có nhiều tương tác trên LinkedIn thì cơ hội profile các bạn hiển thị trên trang tìm kiếm sẽ nhiều hơn. Nếu các bạn không có bằng cấp ngành CNTT nhưng có các chứng chỉ liên quan thì các bạn vẫn có thể tìm được việc ngành CNTT tại Đức nhưng để tiến xa hơn các bạn cần phải học chuyên sâu hơn nữa.
Nếu các bạn thấy podcast này thú vị thì hãy bình chọn 5 sao cho podcast "Săn việc ở Tây" nhé! Cảm ơn các bạn đã luôn lắng nghe và ủng hộ podcast "Săn việc ở Tây"! -
Trong số này, chúng mình sẽ trò chuyện cùng Yến hiện đang là Tech Recruiter ở OLX Group tại Berlin. Trước khi sang Đức, Yến từng có thời gian làm việc ở Việt Nam và từng học và làm việc ở Anh.
Theo Yến, các bạn sang Anh học và có ý định ở lại Anh làm việc nên chuẩn bị sớm và cần kiên trì. Thị trường lao động ở Anh rất khắc nghiệt vì ai cũng muốn ở lại Anh nên các bạn cần trau dồi hồ sơ cá nhân và có thể tìm việc qua newsletters của trường hoặc khoa và ứng tuyển vào các công ty có hợp tác với trường hoặc khoa của mình. -
Trong phần này, Hoài chia sẻ nhiều hơn về thị trường việc làm ở Trung Quốc và cơ hội việc làm dành cho người nước ngoài. Theo Hoài, các bạn khi tìm việc tại đây cần chuẩn bị CV kỹ càng vì ở Trung Quốc dân số đông nên cạnh tranh rất khắc nghiệt. Tùy vào vị trí ở công ty thì các bạn phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu. Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc thì các bạn nên chứng minh bằng trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, các bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy các bạn ham học hỏi và có chí tiến thủ.
Các bạn không biết tiếng Trung có thể tìm việc tại các công ty đa quốc gia còn nếu bạn muốn tìm việc ở công ty Trung Quốc thì tiếng Trung của bạn phải ở cấp 4 hoặc cao hơn. -
Tại Trung Quốc, các trường thường đăng tin tuyển sinh vào tháng 1 và thời hạn nộp hồ sơ và apply học bổng là 31/3 hàng năm. Sau khi nhận học bổng theo học MBA tại thành phố Đại Liên, Hoài có một năm học tiếng, một năm học chuyên ngành, và một năm viết luận văn. Trong thời gian đi học, Hoài đã tìm việc làm để luyện tiếng và tích lũy thêm kinh nghiệm. Hiện tại, Hoài là Market Lead tại Pfizer, một tập đoàn dược phẩm của Mỹ.
Các trang web Hoài thường tìm việc tại Trung Quốc là 51job.com, Luna.58.com, và wow.liepin.com -
Sau khi gửi hồ sơ ứng tuyển vào HelloFresh, Nhật được mời tham gia vòng phỏng vấn với HR, làm test, và phỏng vấn với Technical Manager. Khi công ty đồng ý tuyển Nhật, họ thuê agency để hỗ trợ Nhật làm các thủ tục để sang Đức và ổn định cuộc sống. Công việc tốn nhiều thời gian nhất cho Nhật là khi gửi tiền thanh toán cho bên Đức sau khi họ xác nhận văn bằng vì Việt Nam quản lý việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài rất chặt. Nhật sau đó đã phải nhờ bạn ở bên Đức chuyển tiền giúp.
Theo Nhật, kiến thức chuyên môn và tiếng Anh là yếu tố quan trọng để tìm được việc trong ngành Công nghệ Thông tin tại Đức. Nhật nghĩ rằng có nhiều bạn Việt Nam rất giỏi, chăm chỉ, và có nhiều kinh nghiệm làm việc phong phú hơn cả một vài bạn bên đó và chắc chắn các bạn có cơ hội tìm được việc ở Đức.
Các bạn có thể tìm việc trên LinkedIn hoặc Xing (một trang tuyển dụng nổi tiếng ở Đức).
Chúc các bạn thành công! -
Ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành thiếu nhân lực tại Đức nên yêu cầu về mức lương để nhận thẻ xanh (Blue Card) thấp hơn so với các ngành khác. Theo yêu cầu của năm 2020, mức lương gross tối thiểu theo quy định cho ngành thiếu nhân lực để nhận thẻ xanh là 43,056 euro/năm và 55,200 euro/năm cho các ngành khác. Mỗi năm, mức lương này sẽ tăng lên một chút.
Một số bạn tại Việt Nam đã tìm việc trong ngành Công nghệ thông tin tại Đức, sau đó nhận thẻ xanh và qua đó làm việc. Nhật, hiện là Senior Backend Developer tại HelloFresh ở Berlin, là một trong những người đó. Nhật tìm việc trên LinkedIn, nộp ở hai nơi và vị trí bạn đang làm là do một đồng nghiệp cũ ở Lazada giới thiệu. Hiện Nhật đã làm việc bên Đức được hai năm. - Visa fler