Avsnitt

  • Tác giả: Vũ Đình Liên [Việt Nam]

    -Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

    -

    Năm nay đào lại nở

    Không thấy ông đồ xưa

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

    Đó là những câu thơ đã đi theo bao thế hệ, đặc biệt lại rung lên vào những dịp tết đến, xuân về, của nhà thơ, nhà giáo Vũ Đình Liên. Ông cũng là một trong những thi nhân tiêu biểu của phong trào thơ mới, thậm chí là góp phần vào thắng lợi vẻ vang của thời đại thi ca này chỉ bằng đúng một bài thơ. “Ông Đồ”.

    Viết về Vũ Đình Liên, Hoài Thanh trong cuốn Thi Nhân Việt Nam đã nhận xét: “Trong làng thơ mới Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào thơ mới ra đời, ta đã thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. Người cũng ca tình yêu như hầu hết mọi nhà thơ hời bấy giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ.

    -

    ⁠⁠⁠Facebook ⁠⁠⁠⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

  • Tác giả: Bùi Hiển [Việt Nam]

    -Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

    -

    Năm 1958, Bùi Hiển viết truyện ngắn Ngày công đầu tiên của cu Tí để cổ vũ cho phong trào hợp tác xã. Truyện ngắn này được sử dụng trong giáo trình văn học phổ thông tại miền Bắc và cả nước Việt Nam trong nhiều năm, và có lẽ trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông cho hậu thế.

    Dù trước hay sau năm 45, văn chương của Bùi Hiển vẫn kiên trì theo lối riêng của mình, giản dị, chân thực, hướng người đọc đến những điều tốt đẹp.

    Bùi Hiển nói về quan điểm sáng tác của ông: "Nói tiếng nói khiêm tốn, khơi dậy những gì tốt đẹp vẫn tàng ẩn trong bất cứ con người nào" Ông cho rằng "Văn học thật ra, suy cho cùng, chẳng làm được gì nhiều lắm. Nhưng nó có khả năng, có thiên chức đánh thức dậy những ước ao hướng thiện và những tiềm tàng tự hướng thiện ở từng con người một". Có lẽ chính vì điều đó, câu chuyện về cu Tý với những bỡ ngỡ, lo lắng trong bữa sáng mờ ảo trước khi ra đồng vẫn còn đọng lại trong tâm tưởng rất nhiều thế hệ người dân Việt Nam.-

    ⁠⁠⁠Facebook ⁠⁠⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

  • Saknas det avsnitt?

    Klicka här för att uppdatera flödet manuellt.

  • Tác giả: Vũ Bằng [Việt Nam]

    -Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

    -

    Mời các bạn cùng ăn, đọc, nghe, ngẫm nghĩ, thấm từng trang cảm xúc với thiên bút ký "Miếng ngon Hà Nội" của Vũ Bằng.

    Viết ở Hà Nội vào mùa thu 1952, nhưng để bày ra 15 món ăn đặc sắc của Hà thành trên trang giấy, Bằng Việt đã sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959. Không chỉ là giới thiệu, ông còn gửi vào đó những nhận định, tâm tình và kỷ niệm của mình với Hà Nội qua giọng văn điêu luyện, cầu kì mà rất đỗi chân thật. Có thể nói văn chương của Vũ Bằng đã đạt đến mức như có như không, chỉ đôi dòng tâm tình bâng quơ mà cuốn hút và tinh tế đến say lòng, vừa tỉ mỉ, vừa hào sảng.

    Ít ai biết rằng, khoảng thời gian ông viết Miếng Ngon Hà Nội cũng là lúc ông một lòng đau đáu về quê hương xa cách. Cuối năm 1948 Vũ Bằng bắt đầu hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, ông khăn gói vào Sài Gòn theo phân công của tổ chức, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Nguyễn Thị Quỳ, vợ đầu của ông qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Bởi sự đứt đoạn đường dây liên lạc, ông chịu nhiều oan khuất và chỉ trích, cho mãi đến sau khi qua đời, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước.

    Nhận xét về ông, Tạ Tỵ viết: "Vũ Bằng là một hiện tượng. Trong suốt dòng sông của cuộc đời có mặt, Vũ Bằng đã đánh đổi tất cả chỉ để xin lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật."

    Chỉ cần nghe Vũ Bằng tả các món ăn, cái thú ăn, vấn đề nấu ăn, ta cũng hiểu hơi thở nghệ thuật của ông đã in vào cuộc sống như thế nào. -

    ⁠⁠Facebook ⁠⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

  • Tác giả: Nguyễn Đức Thái (Việt Nam)

    -Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hồ Chí Minh luôn là một mẫu hình lý tưởng cho các nhà thơ, nhà văn thời kỳ Cách Mạng, hay có thể nói, Bác luôn là hình tượng chiếm vị trí đặc biệt ở mọi mặt cuộc sống của người Việt Nam.

    Có một câu chuyện được kể về Bác, đã hòa hợp thành công giữa lịch sử chân thật và chất liệu văn chương, được kể dưới dạng một bài thơ. Không ai biết câu chuyện ấy có thật không, nhưng nó đáng tin, vì dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh của Bác hiện ra chính là hình ảnh mà triệu triệu người dân Việt Nam vẫn hằng quen thuộc. Giản dị, ân cần, luôn một lòng nặng gánh nước nhà.-

    ⁠Facebook ⁠⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠⁠nha.

  • Tác giả: Fulton Oursler (Hoa Kỳ)

    -Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan

    -Trong tuần báo Thiếu Nhi số 117, ra ngày 19-12-1973, có đăng tải một truyện ngắn của nhà văn Fulton Oursler, do dịch giả, học giả Nguyễn Hiến Lê dịch. Câu chuyện này tưởng như chỉ dành cho thiếu nhi, nhưng sau hơn nửa thế kỷ lưu hành, có không ít độc giả đã chia sẻ rằng khi đọc thuở nhỏ, họ chỉ biết nó hay mà không hiểu vì sao lại hay, cho đến khi có dịp đọc lại lúc trưởng thành thì họ lại tìm thấy những cảm xúc, suy nghĩ rất mới. Truyện ngắn Chuỗi Ngọc Lam, sau này được lược dịch và đưa vào chương trình tập đọc lớp 5 trong sách giáo khoa.-

    Facebook ⁠⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠⁠nha.

  • Tác giả: Nguyễn Tường Lân (Việt Nam)

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan-Trong những tác gia của Tự Lực Văn Đoàn, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân, luôn là cái tên ưa thích của mình, bởi cái nhìn hiện thực được viết nên từ một ngòi bút nhẹ nhàng, thủ thỉ và lãng mạn. Văn chương của ông không mạnh mẽ, cuồng nhiệt, bởi chủ tâm, ông không xô đẩy nhân vật của mình vào những hoàn cảnh éo le, tàn nhẫn. Trái lại, ông như một người đứng từ xa, quan sát lặng lẽ bằng cái nhìn đôn hậu với những mảnh đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, để rồi khơi gợi lòng đồng cảm và thương yêu sâu sắc bằng văn chương của mình.

    Nếu phải ví von, mình thường xem truyện của Thạch Lam như một lát cắt tinh tế vào giữa những bi ai. Ông chọn lựa khéo léo, tránh né những phần đau đớn nhất, chỉ để lại những sinh hoạt đời thường, những khoảnh khắc rất người, nhưng âm ỉ đâu đó, vẫn là thông điệp về số phận con người mà ông muốn nhắn gửi cho độc giả. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua tác phẩm mình đem đến ngày hôm nay, truyện ngắn “Tiếng chim kêu” , lần đầu ra mắt trong tập truyện Gió lạnh đầu mùa của Nhà xuất bản Đời nay, in năm 1937.

    -⁠Facebook ⁠Góc Nhỏ Văn Thơ

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠⁠nha.

  • Tác giả: Nguyễn Minh Châu (Việt Nam)

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan-

    Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Truyện chứa đựng nhiều suy ngẫm và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị của những điều bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương, thông qua hình ảnh của Nhĩ, người cán bộ đã từng đi khắp năm châu bốn bể, nay phải nằm ở nhà với căn bệnh thập tử nhất sinh của mình.

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠⁠link này ⁠⁠⁠nha.

  • Tác giả: Xuân Quỳnh (Việt Nam)

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠⁠Paypal:⁠⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan-

    Bài thơ lần đầu được in vào năm 1978, trong tập Lời ru trên mặt đất, mở đầu bằng những câu từ trong veo:

    "Trời sinh ra trước nhất
    Chỉ toàn là trẻ con
    Trên trái đất trụi trần
    Không dáng cây ngọn cỏ
    Mặt trời cũng chưa có
    Chỉ toàn là bóng đêm
    Không khí chỉ màu đen
    Chưa có màu sắc khác"

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠⁠ Apple Podcast⁠⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠⁠ link này⁠⁠⁠⁠ ⁠⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠⁠link này ⁠⁠nha.

  • Tác giả: Nguyễn Phương Văn (Việt Nam)

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    ⁠⁠Paypal:⁠⁠ paypal.me/luonghoangphan-

    "Mọi sự thay đổi lớn, như tòa đại sứ, bến Bình Đông, đều xóa đi một hoặc nhiều ký ức của đô thị lớn đã từng có tên là Sài Gòn.

    Không dễ gì xóa đi ký ức của một con người, cho dù có tự nguyện và cố gắng đến mấy. Một ký ức mất đi là một lần tiềm thức thay đổi. Tiềm thức thay đổi sẽ khiến con người ta đổi thay nhận thức của chính mình. Khi nhận thức thay đổi, thế giới quan cũng đổi thay. Và thế giới hiện thực như con người ta nhìn thấy sẽ khác đi. Khác tinh thần, khác tính cách. Một bản thể hoàn toàn khác.

    Một người có ký ức hoàn toàn mới, sẽ là một con người mới.

    Một thành phố bị mất ký ức, sẽ trở thành một thành phố khác.

    Sài-gòn đãi tất cả, sang hay hèn, con buôn hay chiến binh, công bằng và dung dị như nhau. Miễn là họ có những tháng năm gian nan ngược xuôi trên mảnh đất này. Đấy là một tinh thần Ngọc mà không phải mảnh đất nào ở Viễn Đông cũng có."

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh⁠ Apple Podcast⁠, hoặc để lại lời nhắn qua⁠ link này⁠⁠ ⁠nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại ⁠link này ⁠nha.

  • Tác giả: Guy De Maupassant (Pháp)

    Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    Văn hào người Pháp nổi tiếng với những truyện ngắn mang màu sắc bi ai, trần trụi về nhân sinh, sinh vào năm 1850 tại miền bắc nước Pháp. Độc giả Việt Nam hẳn biết nhiều về ông qua truyện ngắn Viên Mỡ Bò, hoặc tiểu thuyết Ông Bạn Đẹp xuất bản năm 1885. Chủ nghĩa bi quan, hoài nghi là thế giới quan chi phối nhiều sáng tác của ông.

    Tác phẩm của Maupassant là điển hình của "sự tuyệt vọng triết học" (le désespoir philosophique), thể hiện niềm thất vọng trước sự bé nhỏ và bất lực của con người trước xã hội và định mệnh, về sự tuyệt vọng đã dập tắt mọi khát vọng, về cái ác... Chính sự tuyệt vọng triết học này đã làm cho quan niệm nghệ thuật về con người của ông trở nên bi quan. khi ông cho rằng mình đang phản ánh những con người "chưa bao giờ ít chất người hơn thế". Thế nhưng, ông cũng là một bậc thầy trong văn chương, với những góc nhìn đầy nghệ thuật, những câu từ điêu luyện mà người đời sau ít có được.

    Cùng với Chekhov, O’Henry, Maupassant là tác giả truyện ngắn ưa thích nhất của mình, và do đó, mình chọn một truyện ngắn có phần nhẹ nhàng, cũng như có cái kết tốt đẹp hiếm hoi của ông để gửi đến thính giả của Góc Nhỏ Văn Thơ. Truyện ngắn này từng được đem vào giảng dạy trong chương trình “Ngữ văn lớp 9”.-

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    Tác giả: Bằng Việt (Việt Nam)

    Thơ Bằng Việt tinh tế mà chân thành, và có lẽ đó đúng là những gì dùng để miêu tả về hình ảnh người bà trong thi ca, văn học, và cả trong cuộc sống của chúng ta. Đó là người bà của Maxim Gorky, với đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, nhưng khuôn mặt vẫn tươi trẻ. Văn hào người Nga đã bồi hồi nhớ lại “Trước khi tôi gặp bà, tôi như người ngủ say, đắm chìm trong bóng tối. Nhưng bà tôi xuất hiện đã đánh thức tôi dậy, đưa tôi ra ngoài ánh sáng”. Dù ở quốc gia nào, dân tộc nào, người bà vẫn luôn ở đấy, dẫn dắt cho cháu của mình, không bao giờ từ bỏ, không bao giờ nản lòng. Đó là người bà trong truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”, mà mình có dịp đọc trong 1 tập podcast trước đây. Bà của Thạch Lam thì mộc mạc, chân chất như bao người mẹ, người bà ở vùng quê Việt Nam. Bao nhiêu tình cảm yêu thương , trìu mến đã dồn nén lại và hiển lộ qua chỉ một câu nói ân cần “Cháu đã về đấy ư”. Đó là người bà tần tảo trong Đò Lèn của Nguyễn Duy: 

    Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế 

    bà mò cua xúc tép ở đồng Quan 

    bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo,

    Đồng Giao thập thững những đêm hàn.

    Bà vẫn luôn là người yêu thương, bao dung và vực ta dậy - giống như người bà của Nobita trong truyện tranh Doremon, sẽ mãi mãi là chỗ dựa vững vàng trong tâm hồn chúng ta.

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Tác giả: Thanh Tịnh (Việt Nam). 

    Ông sinh năm 1911, tên khai sinh là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ông cũng có các bút danh khác như : Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần. Năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội khóa I, II. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam trước khi nghỉ hưu. Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội.

    Truyện ngắn Tôi đi học (xuất bản năm 1941) được đưa vào chương trình giảng dạy Trung học cơ sở qua Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2.

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Trường Sơn không chỉ có máu lửa, đạn bom. Không chỉ có chất độc màu da cam và những nỗi đau. Trường Sơn còn có tình yêu của anh và em, còn có những trái tim hừng hực hướng về nhau, hướng về miền Nam ruột thịt.

    Tác giả: Phạm Tiến Duật(Việt Nam)

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Những ngày choàng tỉnh, miên man uống cạn làn hơi ấm cũ, ngơ ngác đứng bên vệ đường, tôi tìm lại hình bóng em bằng sự lạc lõng và xôn xao của gió.

    Tịnh Ngọc. Ngay cả tên em tôi cũng chỉ dám gọi thầm, vậy thì tại sao có một người cứ chờ đợi mãi?

    Và cuộc sống.

    Có bao giờ chịu dừng lại dù chỉ một giây để tôi kịp trải lòng mình?

    Bước chân trên con đường ướt mưa, người ta dễ trượt ngã.

    Có hề gì.

    Chỉ cần mưa…

    Tác giả: Khiết Lam (Việt Nam)

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
    Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
    Ðất nước mình nhân hậu
    Có nước trời xoa dịu vết thương đau

    Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ (Việt Nam). 

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần (Việt Nam).

    Anh tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Thế nhưng cơ duyên đã đưa chàng họa sĩ trẻ tiếp cận văn chương và "cái tôi" nhà văn đã lấn lướt "cái tôi" họa sĩ. Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng. 

    "Sự xuất hiện của anh trong làng văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã tạo nên một thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những trang văn Nguyễn Ngọc Thuần đã "đánh gục" sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành. Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5 trong thang điểm 10."

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Theo dõi Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    Những bóng người trên sân ga là một bài thơ do thi sĩ Nguyễn Bính (1918-1966) sáng tác vào năm 1937 tại Hà Nội. Theo Trần Nhân Cư, thì bài thơ có xuất xứ như sau: ...Lúc tôi (Trần Nhân Cư) bận việc thì (Nguyễn) Bính ra ngoài "ke" (quai) sân ga, nhìn hành khách, lúc tàu đến, tàu về...Tôi cứ để anh được tự nhiên. Và bài thơ Những bóng người trên sân ga, đã được tác giả lấy thi hướng ở ga Đầu Cầu, chợ Đồng Xuân, Hà Nội.

    Trần Trung viết: Từ cái nhìn bao quát ở khổ thơ đầu, đượm nỗi xót xa cho thân phận kiếp người ("Những cuộc chia lìa khởi từ đây"), Nguyễn Bính tỏa cái nhìn mang dấu ấn của từng cảnh ngộ, từng thân phận người. Điệp lại hai tiếng "có lần" tới năm lần, tác giả như tự thả hồn mình vào hồn người, mà xót xa, mà cảm thương. Và, "những bóng người" trong thơ ông không phải là hình ảo, mà chứa đựng những thân phận thật ở giữa cuộc đời thường tụ tán, ly hợp.

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Hoàng Đạo, tên thật là Nguyễn Tường Long, là em trai của Nhất Linh, cũng là anh trai của nhà văn Thạch Lam. Ông từng được vời làm quan, nhưng từ chối, rồi tham gia viết báo, làm chính trị, trở thành đại biểu quốc hội khóa 1 của Chính phủ liên hiệp, để rồi mất tại Trung Quốc đất khách quê người. Ông viết nhiều tác phẩm, thiêng về xã hội, châm biếm và nghị luận. Chẳng thế mà Hoàng Đạo được xem là “lý thuyết gia” của văn đoàn, với những bài xã luận đanh thép, những áng văn đả kích sâu cay trên trang Phong Hóa dưới bút danh Tứ Ly. 

    Thế nhưng, trong những tác phẩm mà ông để lại, mình chợt nhớ về Sắc Không, một truyện ngắn đăng trong tập truyện Tiếng Đàn năm 1941, là một truyện ngắn với nhiều sự lặng im, và một tiếng thở dài tiếc nuối. Không có một Hoàng Đạo sắc bén, chỉ có một ngôi chùa, một nhà sư, và câu chuyện của hai người bạn trong tiếng chuông văng vẳng. Phật Giáo và chốn tu hành là chủ đề có phần nhạy cảm, nhưng với Sắc Không, Hoàng Đạo chỉ khẽ chạm vào một góc của con người, một góc khuất chứa đựng sự dằn vặt giữa tu và hành, giữa dục vọng tầm thường và chân tu siêu thoát, giữa sự lặng im của cửa chùa và tiếng lòng của người trong cõi Phật. Mời các bạn lắng nghe truyện ngắn của ngày hôm nay.

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

  • Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Vũ Quần Phương (1940-) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, bút danh khác còn có Ngọc Vũ, Phương Viết, quê Nam Định. Ông là bác sĩ y khoa đồng thời là nhà thơ, nhà phê bình văn học, trưởng ban biên tập văn học của NXB Văn học, chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, tổng biên tập báo Người Hà Nội, chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, phó tổng biên tập tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.

    Ông yêu thích nhất là bài thơ “Trước biển” nhưng khi đi nói chuyện về thơ ca, Vũ Quần Phương ít nhắc tới vì bài thơ dài gần 60 câu. Đầu những năm 1970, ông vẫn công tác bên ngành y tế. Một dịp, dự hội nghị bàn về y tế trong ngành than ở Bãi Cháy, nhà thơ được họp trong dãy nhà nhiều tầng quay lưng ra biển. Vào một buổi chiều, ông đã viết liền hơi gần 60 câu thơ và đặt tên là “Trước biển”. Vì được viết liền hơi nên cảm xúc khi đọc “Trước biển” rất lôi cuốn liền mạch. Giờ đây đọc lại, Vũ Quần Phương vẫn thấy nó như trong một cơn mê, một cơn say đề tài được viết ra chỉ trong một buổi chiều.

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.

    This podcast uses the music from: Lofi Hiphop Mix 2022 | Lofi beats to study | No Copyright Lofi Hip Hop 2022 https://youtu.be/pLcw3dK1yU0👇 

  • Tác giả: O. Henry (Hoa Kỳ)

    Facebook: https://www.facebook.com/gocnhovantho

    -

    Một trong những tác giả truyện ngắn nổi tiếng và xuất chúng nhất của văn học Hoa Kỳ,  có lẽ chúng ta đều quá quen thuộc với O.Henry (1862 – 1910)  qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Thế nhưng, gần 400 tác phẩm khác của ông đều là những câu chuyện tuyệt vời, vừa dí dỏm, vừa ấm áp, và thường có những cú twist không ai ngờ được. Chúng vẽ nên một bức tranh đương đại rất đa dạng của xã hội Mỹ đương thời, được rút tỉa từ chính cuộc đời phong phú, hay thậm chí có thể nói là phong ba của O. Henry. 

    O.Henry qua đời trong khổ sở với căn bệnh lao và chứng nghiện rượu lưu truyền trong gia đình. Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập "Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry" (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều đã từng phát hành con tem có hình ông để kỷ niệm 100 và 150 năm sinh nhật của O. Henry.

    Tác phẩm Hai mươi năm sau, một trong những truyện ngắn được yêu thích nhất của ông, lấy bối cảnh tại New York, nơi ông đã dành 8 năm cuối đời.

    -

    Donate để ủng hộ góc nhỏ:

    Ngân hàng Quốc tế VIB

    STK: 601704060332546

    Chủ tài khoản: Lương Hoàng Phan

    Paypal: paypal.me/luonghoangphan

    -

    Hãy theo dõi và review cho mình trên kênh Apple Podcast, hoặc để lại lời nhắn qua link này nhé: https://forms.gle/HyKeVGtWChBnUirQ7

    Bạn có thể theo dõi podcast khác của mình: "Chuyện trò cùng Phan" tại link này nha.