Avsnitt

  • Trong tập podcast tuần này, chúng ta sẽ có cơ hội đặc biệt trò chuyện với Thầy giáo Lê Xuân Hiểu nguyên Phó trưởng khoa Kịch hát Dân tộc Trường Đại học Sân Khấu Điện ảnh TPHCM - là người đã dạy dỗ nhiều NSND và NSƯT nổi tiếng.

    Với hơn 30 năm công tác giảng dạy chuyên về vũ đạo cải lương, thầy Lê Xuân Hiểu được biết đến như một bậc thầy trong lĩnh vực này, được ví như người giữ tàng kinh của nghệ thuật dân tộc. Hãy cùng nhau khám phá những chia sẻ, kiến thức và trải nghiệm từ người thầy Lê Xuân Hiểu nhé.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    --

    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:

    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Trong tập podcast sắp tới của "Trăm Năm Sân Khấu," chúng ta sẽ có dịp gặp gỡ với một khách mời đặc biệt - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, một nhà nghiên cứu, giảng viên tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ngoài chuyên sâu trong lĩnh vực khảo cổ học, cô còn quan tâm và nghiên cứu sâu rộng về lịch sử, văn hóa vùng đất Nam Bộ. Không những thế, cha cô, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Ngọc Bạch còn là nhân tố lịch sử mang Cải lương đến gần với khán giả miền Bắc.

    Cuộc trò chuyện đưa khán giả quay lại những giai đoạn lịch sử quan trọng khi gia đình cô tập kết ra Bắc vào năm 1954, và sau đó, quay trở lại Sài Gòn vào năm 1975. Thông qua đó thấy được rằng, “ở Hà Nội, khán giả cũng yêu Cải lương lắm.” Đây hứa hẹn sẽ là tập podcast thú vị, mời bạn lắng nghe.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:
    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Saknas det avsnitt?

    Klicka här för att uppdatera flödet manuellt.

  • Nghệ sĩ Hoài Thanh là khách mời của podcast Trăm Năm Sân Khấu tuần này. Chú Hoài Thanh xuất thân là giọng ca trong những ban Cải lương của các thầy đờn danh tiếng như danh cầm Văn Vĩ, NSƯT Út Trong. Những vai diễn kinh điển của chú có thể kể đến như Thúc Sinh (vở Kim Vân Kiều), Phạm Lãi (vở Tây Thi Gái Nước Việt), vai Trần Dinh (vở Gánh Cỏ Sông Hàn), vai Lê Minh (vở Nhuỵ Kiều Tướng Quân) và vai Alikha (phim nhựa cải lương Bạo Chúa).

    Tại "Trăm Năm Sân Khấu," chúng ta sẽ nghe chia sẻ về hành trình 50 năm làm nghề của Nghệ sĩ Hoài Thanh trên sân khấu cải lương. Từ những bước đi đầu tiên đến những đỉnh cao của sự nghiệp, chúng ta sẽ được đắm chìm trong những câu chuyện thú vị và cảm nhận vẻ đẹp đặc sắc của nghệ thuật truyền thống. Mời bạn cùng nghe.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    ---
    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:

    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Trong tập phát sóng hôm nay, Trăm Năm Sân Khấu hân hạnh có một khách mời đa tài - Nghệ sĩ Kiều Mai Lý. Với quãng thời gian hoàng kim, cô đã gắn bó với nhiều đoàn cải lương đại bang như Minh Cảnh, Dạ Lý Hương, Thanh Minh, Trần Hữu Trang... Mặc dù thường đảm nhận vai phản diện, nhưng trái ngược với những vai diễn đó, cô luôn được khán giả yêu thương và nhớ mãi.

    Khán giả sẽ cùng nhìn lại hành trình của Kiều Mai Lý, từ những bước chập chững trên sân khấu cải lương đến những thăng trầm và cuộc chuyển giao đến thế giới hài kịch. Sau này, cô bén duyên với hài kịch và trở thành một phần không thể thiếu của các nhóm hài nổi tiếng, gặt hái nhiều thành công cùng Bảo Quốc, Hương Huyền, Chí Hiếu...

    Mời bạn cùng nghe podcast Trăm Năm Sân Khấu với khách mời là Nghệ sĩ Kiều Mai Lý và host Bình Bồng Bột.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:
    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Trong tập này, Trăm Năm Sân Khấu hân hạnh có Nghệ sĩ Chí Tâm làm khách mời. Ngoài tài năng ca hát, chú còn là một người sử dụng thành thạo các nhạc cụ cổ truyền. Điều này thể hiện rõ nét trong podcast khi Chí Tâm chia sẻ về sự đa dạng của nghệ thuật âm nhạc truyền thống.

    Những năm trước đây, khán giả thường xuyên thấy Nghệ sĩ Chí Tâm góp mặt trong những vở tuồng nổi tiếng như Chuyện Tình Lan và Điệp, Đường Gươm Nguyên Bá, Quán Gấm Đầu Làng, Lương Sơn Bá, Tây Thi. Nhớ đến sân khấu, khán giả không thể quên vai Điệp trong vở cải lương Chuyện tình Lan và Điệp năm 1974 của cố soạn giả Loan Thảo.

    Cùng lắng nghe cuộc trò chuyện giữa chú và host Bình Bồng Bột nhé.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:

    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera

    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Nghệ sĩ Xuân Lan gắn liền với hình ảnh Công chúa Bích Vân (vở Bên cầu dệt lụa) vào thời kỳ vàng son của sân khấu Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước. Với vẻ đẹp kiêu sa và tài năng xuất chúng, cô đã chinh phục trái tim của khán giả và để lại ấn tượng mạnh mẽ khó phai qua thời gian.

    Cô từng tham gia nhiều đoàn hát nổi tiếng như Quốc Hương và Việt Nam. Đồng thời còn là người em thân thiết của cố nghệ sĩ Thanh Nga.

    Chúng ta sẽ có cơ hội trò chuyện với Nghệ sĩ Xuân Lan về cuộc hành trình đầy ấn tượng của cô trong làng nghệ thuật, về những trải nghiệm đáng nhớ và những câu chuyện thú vị từ cuốn lưu bút đặc biệt của mình. Đừng bỏ lỡ tập podcast Trăm Năm Sân Khấu này nhé.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:
    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Nghệ sĩ Bạch Long là hậu duệ thứ 4 trong dòng tộc bầu Thắng-Minh Tơ. Trong hành trình dài trăm năm của nghệ thuật cải lương, gia tộc của chú đã góp phần tạo nên Cải lương tuồng cổ. Đây là loại hình được phát triển dựa trên giai điệu hò Quảng và những tuồng tích của nước bạn. Tuồng cổ là viên ngọc sáng, mang đầy tính bác học và cực kỳ thu hút khán giả.

    Nhưng đối với nghệ sĩ Bạch Long, với đóng góp của gia tộc, chú cho rằng “vừa có công, vừa có tội”. Khán giả sẽ hiểu rõ hơn quan điểm này thông qua podcast Trăm Năm Sân Khấu. Mời các bạn cùng dõi theo.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:
    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • NSƯT Diệu Hiền được khán giả trìu mến gọi với biệt danh “Đệ nhất đào võ” cải lương. Trong hơn 60 năm gắn bó với nghề, cô đã để lại nhiều vai diễn kinh điển như nữ tướng Triệu Thị Trinh vở “Nhụy Kiều Tướng quân”, Bùi Thị Xuân trong “Nữ tướng Cờ Đào”.

    Nghiệp hát đối với cô không hề bằng phẳng. Trải qua những năm đầu chỉ nhận những vai nhỏ, đến khi sự nghiệp đang lên thì cô lại gặp kiếp nạn lớn, suýt chết cháy trong một lần đi diễn ở U Minh. Đến với Trăm Năm Sân Khấu, những hồi ức cô kể sinh động như một thước phim, khiến ai cũng không khỏi cảm phục, bàng hoàng và kinh ngạc.

    Cùng chào đón NSƯT Diệu Hiền trong tập đầu tiên của mùa mới Trăm Năm Sân Khấu nhé.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    Yêu thích tập podcast này, bạn có thể donate tại:
    ● Patreon: https://www.patreon.com/vietcetera
    ● Buy me a coffee: https://www.buymeacoffee.com/vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • “Quái kiệt sân khấu” - Bo Bo Hoàng - là khách mời khép lại mùa 1 của podcast Trăm Năm Sân Khấu. Nghệ danh đặc biệt này của cô bắt nguồn từ vai diễn bé Bo Bo trong vở Tiếng Trống Sang Canh. Vai diễn thành công đến nỗi khán giả gọi luôn cô là Bo Bo Hoàng, đồng thời xem cô như một thần đồng của sân khấu Cải lương. Cô còn từng đoạt giải Thanh Tâm cho vở Tiếng Súng 1 Giờ Khuya vào năm 1965.

    Trong hơn 70 năm theo Cải lương, cô đã chứng kiến nhiều sự đổi thay của nghề, từ phong cách, văn hóa cho đến con người. Những hồi ký của cô là những tài sản quý giá để chúng ta càng hiểu thêm về bộ môn nghệ thuật thuật trăm năm của dân tộc. Mời khán giả cùng nghe podcast Trăm Năm Sân Khấu nhé!

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Cô Mộng Tuyền là một trong tứ đại mỹ nhân của ngành công nghiệp giải trí Sài Gòn ngày trước. Với nhan sắc diễm lệ, giọng hát mượt màvà tinh thần không ngừng khổ luyện, sự nghiệp của cô đạt được vô cùng nhiều thành tựu.

    Vào nghề khi chỉ mới 13, đến năm 16 tuổi, cô đoạt giải Thanh Tâm cho vai vũ nữ Thu Lan trong vở “Phu tử tòng tử”. Năm 1980, cô giành được huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc cho vai Vân trong vở cải lương ”Bóng tối và ánh sáng”. ”Nếu có kiếp sau, tôi vẫn xin được làm nghệ sĩ.” Để được sống hết mình với đam mê cũng như trả ơn khán giả nuôi mình. Cùng lắng nghe cuộc trò chuyện nhiều cảm xúc với khách mời là nghệ sĩ Mộng Tuyền nhé.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Năm 1958, NSƯT Lê Thiện bắt đầu bén duyên với Cải lương. Vở Cải lương đầu tiên bà tham gia là "Hạc chiều”, đóng vai chim hạc với những vũ điệu ba lê. Đến nay, điểm lại những vai diễn của bà trên sân khấu cải lương, vai diễn “Hạc chiều” vẫn để lại nhiều dấu ấn sâu đậm.

    Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, NSƯT Lê Thiện đã mang tiếng hát của mình đến những vùng bom đạn ác nghiệt. Bà từng có cơ hội biểu diễn cho nhiều vị lãnh tụ tài ba như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kim Nhật Thành, Nhà lãnh đạo Fidel Castro,… NSƯT Lê Thiện là một trong những nghệ sỹ vinh dự được Nhà nước trao Huy chương chiến sỹ vẻ vang, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

    Đối với bà, ký ức Cải lương gắn liền với vận mệnh đất nước, gắn liền với máu xương của những người đồng chí, anh em. Hãy cùng Trăm Năm Sân Khấu đi qua những hồi ức tuy đau thương nhưng đầy hào hùng cùng khách mời NSƯT Lê Thiện nhé.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Bạch Tuyết được khán giả ưu ái gọi với biệt danh “Cải lương chi bảo” - bảo vật của nghệ thuật Cải lương. Cô cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam tại hai viện hàn lâm Anh quốc và Bulgaria, với đề tài "Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ thứ 21".

    Trong từ “Cải lương”, cải mang nghĩa cải cách. Với suy nghĩ đó, cô Bạch Tuyết đã không ngừng nỗ lực thích nghi để đưa loại hình nghệ thuật được phổ biến rộng rãi, đặc biệt với người trẻ. Gần đây nhất, "Về nghe mẹ ru" với sự kết hợp với ca sỹ Hoàng Dũng đã gây ra tiếng vang lớn trên mạng xã hội. Trước đó, cô còn cover lại các ca khúc nhạc trẻ như Em gái mưa, Lạc trôi, Đừng hỏi em,...

    Thật vinh dự khi Trăm Năm Sân Khấu có dịp cùng trò chuyện với NSND Bạch Tuyết trong tập 4 này. Mời bạn cùng nghe.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) được biết đến nhiều qua những vở diễn trên sân khấu kịch nói, từng đoạt nhiều giải thưởng lớn như Giải Mai Vàng, Ngôi Sao Xanh, Cù Nèo Vàng. Tuy vậy, chú lại là người con của nghệ thuật Cải lương. Chú được sinh ra trong gia đình hết lòng vì đạo hát, với cha là nghệ sĩ Hữu Thình, mẹ là nữ nghệ sĩ Thanh Lệ, cháu ruột nghệ sĩ Thanh Nga và bà nội là bà bầu Thơ lừng lẫy của đoàn Thanh Minh Thanh Nga.

    Sau nhiều năm đứng trên sân khấu kịch, gần đây, NSƯT Hữu Châu đã quay lại với những vai diễn trong các tuồng Cải lương xưa. Tại podcast Trăm Năm Sân Khấu tập này, chú không khỏi bồi hồi nhớ về ký ức của gia đình, của đoàn kịch năm nào. Những hồi ức vẫn còn đó, sống động và đầy cảm xúc. Mời bạn cùng nghe!

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • NSND Năm Châu được mọi người xem như một nghệ sĩ bậc thầy của Cải lương Nam bộ, 100 năm có một. Ông vừa là diễn viên, soạn giả của hơn 50 tuồng cải lương, đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh lẫy lừng. Và trên hết, thầy là người đặt nền móng cho trường phái Cải lương “Thật và Đẹp”. Tuyên ngôn về trường phái này được ông truyền tải qua vở diễn “Sân khấu về khuya” (tác phẩm liệt vào hàng kinh điển). Dù mất sớm, những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật nước nhà vẫn luôn được ghi nhận và nhớ về.

    Trong tập podcast này của Trăm Năm Sân Khấu, chúng tôi vinh dự được gặp mặt Đạo Diễn Sân Khấu Nguyễn Hồng Dung, con gái của NSND Năm Châu và nghe cô trải lòng về cuộc đời của cha mình.

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube
    Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera
    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]

  • Trăm Năm Sân Khấu là chuỗi podcast được tạo nên nhằm hun đúc tình yêu đối với những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Ở mùa 1, mời khán giả cùng đến với những câu ca và bao giai đoạn thăng trầm của nghệ thuật Cải lương.

    Khách mời của tập 1, chắc chắn phải là NSND Kim Cương, người được khán giả thân thương gọi bằng "Kỳ nữ” của sân khấu Việt Nam. Tác phẩm kinh điển làm của cô là vở "Lá sầu riêng" do chính Nghệ sĩ kiêm soạn và đóng chính. Sinh ****ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật vào những năm 30, có thể nói, cô thuộc đã chứng kiến và góp phần khai phá con đường phát triển sân khấu cải lương miền Nam.

    Cả tập podcast này tựa như cuốn hồi ký về những ngày tháng cũ. Mời khán giả cùng ôn lại những kỉ niệm về một thời đã qua cùng host Bình Bồng Bột và khách mời NSND Kim Cương nhé!

    Đừng quên có thể xem bản video của podcast này tại: YouTube

    Và đọc những bài viết thú vị tại website: Vietcetera

    Nếu có bất cứ góp ý, phản hồi hay mong muốn hợp tác, bạn có thể gửi email về địa chỉ [email protected]