Avsnitt

  • “Click Taiwan” là một chương trình do Quỹ viễn thông Trung Hoa và Khoa Phát thanh Truyền hình của trường Đại học Chính Trị đồng tổ chức, mục đích là khích lệ sinh viên đại học bước ra vùng an toàn của mình, đến vùng sâu vùng xa lưu trú 15 ngày để lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu của cư dân địa phương, qua đó phát huy sở trường, cung cấp phục vụ cho cộng đồng, đồng thời ghi chép lại những gì mình đã nghe thấy và làm được trong quá trình trải nghiệm cuộc sống địa phương để cho mọi người có thể thông qua những dòng chữ và ống kính, nhìn thấy những con người, vạn vật đang làm việc chăm chỉ ở mảnh đất này. Hy vọng những câu chuyện thầm lặng này có thể mang lại nhiều sức mạnh tích cực hơn cho xã hội.

    Và khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là bạn Liêu Ất Hoành, hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Quốc gia Đài Loan. Kỳ nghỉ hè vừa qua bạn ấy đã tham gia chương trình “Click Taiwan”, đến khu vực Nội Môn (內門), thành phố Cao Hùng, để tìm hiểu cuộc sống và nhu cầu của các em nhỏ tại đây. “Đó là một thách thức lớn đối với em, vì vậy em quyết định tham gia để vượt qua nó.”

    Để biết được Hoành đã có những trải nghiệm thú vị và khó quên như thế nào, xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Liêu Ất Hoành nhé.

  • “Click Taiwan” là một chương trình do Quỹ viễn thông Trung Hoa và Khoa Phát thanh Truyền hình của trường Đại học Chính Trị đồng tổ chức, mục đích là khích lệ sinh viên đại học bước ra vùng an toàn của mình, đến vùng sâu vùng xa lưu trú 15 ngày để lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu của cư dân địa phương, qua đó phát huy sở trường, cung cấp phục vụ cho cộng đồng, đồng thời ghi chép lại những gì mình đã nghe thấy và làm được trong quá trình trải nghiệm cuộc sống địa phương để cho mọi người có thể thông qua những dòng chữ và ống kính, nhìn thấy những con người, vạn vật đang làm việc chăm chỉ ở mảnh đất này. Hy vọng những câu chuyện thầm lặng này có thể mang lại nhiều sức mạnh tích cực hơn cho xã hội.

    Và khách mời của chuyên mục “Nhịp sống Đài Loan” hôm nay là bạn Liêu Ất Hoành, hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Quốc gia Đài Loan. Kỳ nghỉ hè vừa qua bạn ấy đã tham gia chương trình “Click Taiwan”, đến khu vực Nội Môn (內門), thành phố Cao Hùng, để tìm hiểu cuộc sống và nhu cầu của các em nhỏ tại đây. “Đó là một thách thức lớn đối với em, vì vậy em quyết định tham gia để vượt qua nó.”

    Để biết được Hoành đã có những trải nghiệm thú vị và khó quên như thế nào, xin mời các bạn bấm vào icon play để đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với bạn Liêu Ất Hoành nhé.

  • Saknas det avsnitt?

    Klicka här för att uppdatera flödet manuellt.

  • “Đây là một quốc đảo rất đẹp, cảnh sắc thiên nhiên đẹp, mà con người Đài Loan càng đẹp hơn.”

    Vừa qua, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cùng với 10 nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đến Đài Loan tham gia sự kiện giao lưu văn học Đài Loan-Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam thuộc trường Đại học Quốc gia Thành Công tổ chức. “Đây là lần thứ ba tôi trở về với Đài Loan. Tôi nói trở về với Đài Loan vì tôi coi Đài Loan như căn nhà của mình. Không phải tôi đến mà tôi về, tôi trở về nơi thân thiết. Lần nào trở lại tôi cũng thấy xúc động và cũng thấy có những mới mẻ”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiển rõ sự xúc động vô bờ khi nói lên những câu trên.

    Ông Trần Đăng Khoa cho biết, những lần trước ông đã Đài Loan dự hội thảo về văn hóa Việt Nam và văn hóa Đài Loan do giáo sư và cũng là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam Tưởng Vi Văn tổ chức. Ông rất kinh ngạc khi nhìn thấy các học giả Đài Loan bàn về văn hóa Việt Nam với cách nhìn rất sâu sắc và rất mới mẻ. “Có lẽ bằng con mắt của người nước ngoài thì các bạn có thể phát hiện ra được cái vẻ đẹp rất đặc biệt của Việt Nam mà đôi khi chúng tôi ở trong nước quá quen thuộc rồi nên không thấy, không nhắc hết được vẻ đẹp của nó. Qua các bạn, tôi lại hiểu được đất nước của tôi một cách sâu sắc hơn”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.

    Để biết được nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có chuyến giao lưu văn học ở Đài Loan như thế nào, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nhà thơ nổi tiếng này nhé.

     

  • “Những đứa trẻ rồi sẽ đi xa nhà

    Sẽ có rất nhiều hành trình qua trong đời

    Mặc dù đời có lúc chẳng được như mong đợi

    Rời xa mái nhà đừng hòng còn ai nuông chiều

    Những đứa trẻ sẽ phải đi xa nhà

    Sẽ phải nếm rất nhiều mặn ngọt cay chua đắng”

                          Lời bài hát “Mang tiền về cho Mẹ”

    “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” là tác phẩm đoạt giải nhất “Giải thưởng Văn học Đài Bắc” ở hạng mục Niên Kim năm 2023. Tác giả của tác phẩm này không ai khác chính là cô La Y Văn, giáo viên bán thời gian trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa. “La Y Văn không thể hiện tài năng văn chương quá mức, nhưng bản thân tác phẩm đã mang giá trị nhân đạo vượt qua vẻ đẹp của ngôn từ, đồng thời cũng khiến cho độc giả hiểu hơn về nhóm người di dân”. Ban giám khảo nhận xét.

    “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” kể về những câu chuyện mà cô giáo La Y Văn đã nhìn thấy trong quá trình làm phiên dịch như là lao động bất hợp pháp, nhập cảnh bất hợp pháp, cư trú quá hạn v.v.... “Cuốn sách này viết về những câu chuyện mà những lần mình đi làm thông dịch cho mấy anh chị em lao động bị rắc rối về pháp luật Đài Loan ở Sở Di dân, Đồn cảnh sát, hoặc Tòa án.”

    Sách của nhà văn La Y Văn không chỉ ghi lại những trường hợp mà cô từng tiếp xúc khi làm phiên dịch, mà còn kể về câu chuyện của gia đình cô trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như những mẫu chuyện nhỏ giữa mẹ cô và người lao động nước ngoài. Và điều đặc biệt là cô còn trích dẫn lời hát của nhạc sĩ Việt Nam Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Đen Vâu v.v.... “Vì mình rất thích nghe nhạc Việt Nam và cũng muốn giới thiệu cho độc giả Đài Loan biết”. Y Văn chia sẻ.

    Với kinh nghiệm làm thông dịch viên tư pháp đã nhiều năm, cô Văn hy vọng những người đang làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan hãy biết yêu bản thân mình, đừng để cho người nhà phải đau buồn. “Mạng sống là quý giá nhất, có mạng sống là có tương lai”. Để biết thêm đây là một cuốn sách như thế nào, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với cô giáo La Y Văn nhé.

  • “Những đứa trẻ rồi sẽ đi xa nhà

    Sẽ có rất nhiều hành trình qua trong đời

    Mặc dù đời có lúc chẳng được như mong đợi

    Rời xa mái nhà đừng hòng còn ai nuông chiều

    Những đứa trẻ sẽ phải đi xa nhà

    Sẽ phải nếm rất nhiều mặn ngọt cay chua đắng”

                      - Lời bài hát “Mang tiền về cho Mẹ”-

    “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” là tác phẩm đoạt giải nhất “Giải thưởng Văn học Đài Bắc” ở hạng mục Niên Kim năm 2023. Tác giả của tác phẩm này không ai khác chính là cô La Y Văn, giáo viên bán thời gian trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa. “La Y Văn không thể hiện tài năng văn chương quá mức, nhưng bản thân tác phẩm đã mang giá trị nhân đạo vượt qua vẻ đẹp của ngôn từ, đồng thời cũng khiến cho độc giả hiểu hơn về nhóm người di dân”. Ban giám khảo nhận xét.

    “Những tháng ngày làm thông dịch viên tư pháp của tôi” kể về những câu chuyện mà cô giáo La Y Văn đã nhìn thấy trong quá trình làm phiên dịch như là lao động bất hợp pháp, nhập cảnh bất hợp pháp, cư trú quá hạn v.v.... “Cuốn sách này viết về những câu chuyện mà những lần mình đi làm thông dịch cho mấy anh chị em lao động bị rắc rối về pháp luật Đài Loan ở Sở Di dân, Đồn cảnh sát, hoặc Tòa án.”

    Sách của nhà văn La Y Văn không chỉ ghi lại những trường hợp mà cô từng tiếp xúc khi làm phiên dịch, mà còn kể về câu chuyện của gia đình cô trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như những mẫu chuyện nhỏ giữa mẹ cô và người lao động nước ngoài. Và điều đặc biệt là cô còn trích dẫn lời hát của nhạc sĩ Việt Nam Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Đen Vâu v.v.... “Vì mình rất thích nghe nhạc Việt Nam và cũng muốn giới thiệu cho độc giả Đài Loan biết”. Y Văn chia sẻ.

    Với kinh nghiệm làm thông dịch viên tư pháp đã nhiều năm, cô Văn hy vọng những người đang làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan hãy biết yêu bản thân mình, đừng để cho người nhà phải đau buồn. “Mạng sống là quý giá nhất, có mạng sống là có tương lai”. Để biết thêm đây là một cuốn sách như thế nào, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với cô giáo La Y Văn nhé.

  • Lễ hội nghệ thuật Grasstraw Festival do đoàn kịch Chúng ta (阮劇團) tổ chức, sẽ được diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Gia Nghĩa từ ngày 15/3-24/3. Lễ hội này được bắt đầu tổ chức từ năm 2009, cho đến nay đã được 16 năm, và chủ đề của năm nay là “Khi còn trẻ (tuổi thanh xuân)”. Khác với mọi năm, lễ hội năm nay sẽ có hai người giám tuyển, đó là giám đốc nghệ thuật đoàn kịch Chúng ta Uông Triệu Khiêm, người luôn giữ vai trò này trong suốt 15 năm qua, và giám đốc sáng tạo Phòng thu âm Ordinary Hoàng Minh Chương, họ kết hợp với Cục Văn hóa chính quyền huyện Gia Nghĩa, quy hoạch các chương trình biểu diễn tại các khu vực ở Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Gia Nghĩa.

    Ngoài ra còn mời 8 đơn vị hợp tác giám tuyển, cùng lên kế hoạch cho các khu vực triển lãm như “Trưởng thành và mơ hồ”, “Điên rồ và bình thường”, “Ngọt ngào và đau đớn” v.v..., khám phá những mặt sáng và tối của tuổi trẻ từ những góc độ khác nhau. Tổng cộng có gần 200 hoạt động văn hóa sẽ được tổ chức thông qua biểu diễn, hội thảo, đối thoại văn hóa, sắp đặt tương tác v.v.

    Quan chức Bộ Văn hóa Gia Nghĩa và khách mời cùng với nhóm biểu diễn chụp ảnh lưu niệm tại buổi họp báo

    Trong khuôn viên Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật sẽ được quy hoạch khu “Ngọt ngào và đau đớn”, “Điên rồ và bình thường” và “Trưởng thành và mơ hồ”. Ngoài ra còn có “Chợ phiên văn hóa người nhập cư ở Gia Nghĩa”, “Cuộc sống và sách” v.v... “Về phần chợ phiên chúng tôi sẽ mời các bạn đến từ các nước mang đến những món ăn của quê nhà, vị giác đầu môi cũng có thể khiến cho họ nhớ lại tuổi thanh xuân của mình, thông qua sự chia sẻ ẩm thực, mọi người có thể làm quen và kể về câu chuyện tuổi trẻ, kết nối tình yêu thương”. Trợ lý giám tuyển Chợ phiên văn hóa người nhập cư ở Gia Nghĩa Hà Phái Tuyền cho biết.​

    Xin mời mọi người bấm nút play để biết thêm chi tiết.

    Màn biểu diễn tại buổi họp báo của Ban nhạc 裝咖人Tsng-kha-lâng và các thành viên dự bị của đoàn kịch Chúng ta.

  • “Công việc của em hiện tại là tìm ra những chương trình mà Đài Loan có thể đóng góp và giúp đỡ”.

    Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ MBA trường Đại học Quốc gia Đài Loan, cựu biên tập viên VTV4 Lê Đài Trang được mời đảm nhận vai trò Giám đốc Dự án chính sách hướng Nam mới của Trung tâm Y tế Quốc tế thuộc Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc. Trung tâm được thành lập vào năm 2008, cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế cho bệnh nhân quốc tế, hợp tác quốc tế với các bệnh viện đối tác cũng như thực hiện chính sách y tế của Đài Loan đối với Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, một đất nước được chính phủ Đài Loan chỉ định theo kế hoạch “Một quốc gia-Một trung tâm”.

    Tuy hoàn toàn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, nhưng Đài Trang luôn với tâm thế học hỏi và sẵn sàng đón nhận những cái mới, bởi vì “những điều này sẽ có lợi cho mình cũng như những dự định nghề nghiệp sau này”. Đài Trang thổ lộ.

    Theo Trang cho biết, cô làm việc tại Trung tâm Y tế Quốc tế cũng gần nửa năm, và hiện tại cô đang phụ trách một dự án được coi là lớn nhất của Trung tâm, đó là tổ chức diễn đàn y tế tại Hà Nội với quy mô khoảng 450 người vào cuối tháng 3. “Một trong những mong mỏi lớn nhất của bọn em đó là không chỉ giới thiệu về các dịch vụ y tế của Đài Loan, mà còn có thể giới thiệu doanh nghiệp Đài Loan trong lĩnh vực y tế đến với Việt Nam”.

    Để tìm hiểu thêm về chính sách hướng Nam mới trong lĩnh vực y tế của Đài Loan, xin mời các bạn cùng đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Đài Trang nhé.

    Phần 1: 

    Phần 2: 

  • “Công việc của em hiện tại là tìm ra những chương trình mà Đài Loan có thể đóng góp và giúp đỡ”.

    Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ MBA trường Đại học Quốc gia Đài Loan, cựu biên tập viên VTV4 Lê Đài Trang được mời đảm nhận vai trò Giám đốc Dự án chính sách hướng Nam mới của Trung tâm Dịch vụ Y tế Quốc tế thuộc Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc. Trung tâm được thành lập vào năm 2008, cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế cho bệnh nhân quốc tế, hợp tác quốc tế với các bệnh viện đối tác cũng như thực hiện chính sách y tế của Đài Loan đối với Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, một đất nước được chính phủ Đài Loan chỉ định theo kế hoạch “Một quốc gia-Một trung tâm”.

    Tuy hoàn toàn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, nhưng Đài Trang luôn với tâm thế học hỏi và sẵn sàng đón nhận những cái mới, bởi vì “những điều này sẽ có lợi cho mình cũng như những dự định nghề nghiệp sau này”. Đài Trang thổ lộ.

    Để tìm hiểu thêm về chính sách hướng Nam mới trong lĩnh vực y tế của Đài Loan, xin mời các bạn cùng đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với Đài Trang nhé.

  • Các bạn thân mến, trong những năm gần đây, chắc hạn các bạn thường nghe thấy cụm từ ESG phải không ạ? ESG là viết tắt của 3 từ tiếng Anh (Environmental, Social, and Governance), có nghĩa là Môi trường, Xã hội và Quản trị, là một vấn đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tài chính và xã hội. ESG không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, mà là trách nhiệm của tất cả mỗi một chúng ta. Một vài hành động nho nhỏ cũng có thể được đưa vào khái niệm cuộc sống bền vững, yêu quý trái đất và quan tâm xã hội. Chúng ta chỉ cần có một chút thay đổi thì thì có thể cứu được trái đất. Và hôm nay, trong chuyên mục Nhịp sống Đài Loan, Lệ Phương xin giới thiệu với các bạn về 10 hành động hưởng ứng ESG đơn giản và dễ dàng thực hiện đang được cư dân mạng Đài Loan thảo luận nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Xin mời các bạn đón nghe....

  • Vừa qua, ca sĩ Leon Vũ đã nhận lời mời đến Đài Loan biểu diễn trong chương trình mừng xuân dành cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Khi nói về cảm xúc lần đầu tiên trình diễn tại Đài Loan, Leon Vũ không giấu được niềm hạnh phúc, anh bộc bạch, “có thể nói là vượt qua mức dự định mà Leon suy nghĩ, Leon không nghĩ là mình được kiều bào tại xứ Đài yêu thương, trân quý như vậy”.

    Ca sĩ Leon Vũ sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 14 tuổi, anh vừa đi học vừa đi làm và phụ mẹ chăm sóc các em còn nhỏ, cuộc sống rất vất vả. “Hồi đó Leon đi làm cho nhà hàng Việt Nam, chạy bàn, rửa chén, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, về nhà là phải sửa soạn đi học luôn, nhiều khi mệt quá ngủ thiếp đi, xe bus chạy qua nhà mình mà cũng không biết luôn”.

    Leon Vũ cho biết, hồi nhỏ là anh đã rất mê ca hát, nhưng cơ hội không có nhiều. Sau khi qua Mỹ, đợi khi cuộc sống dễ thở hơn, ổn định hơn mới bắt đầu nghĩ đến việc ca hát, anh mua vé xem ca nhạc Việt Nam và làm quen với các bầu show, miễn phí đưa đón ca sĩ để hy vọng có mối quan hệ tốt với giới nghệ sĩ, từ đó mở ra con đường ca hát của mình.

    Trong những tháng năm làm ca sĩ chuyên nghiệp anh gặp rất nhiều khó khăn và áp lực, do tiếng Việt còn hạn chế nên không tránh khỏi bị coi thường, nhưng anh không chùn bước mà càng cố gắng hơn. “Leon đã bỏ ra 3 năm hơn để học tiếng Việt, trau dồi thêm tiếng Việt mới có thể nói được như vầy”.

    Khi nói đến cơ duyên đưa anh đến với khán giả Việt Nam, Leon Vũ không cầm được mắt và kể rằng “Khi bạn của Leon là nghệ sĩ hài Anh Vũ đột ngột qua đời ở Mỹ thì lúc đó tên tuổi của Leon mới bùng phát ở Việt Nam. Mọi người nhắc tới Leon là nhắc tới Anh Vũ, họ nói biết Leon qua nghệ sĩ hài Anh Vũ, hoặc biết Leon vì Leon đưa xác của bạn về...”. Hiện tại anh đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả Việt tại Mỹ và cả Việt Nam.

    Để biết thêm câu chuyện của ca sĩ Leon Vũ, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

     

  • Vừa qua, ca sĩ Leon Vũ đã nhận lời mời đến Đài Loan biểu diễn trong chương trình mừng xuân dành cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Khi nói về cảm xúc lần đầu tiên trình diễn tại Đài Loan, Leon Vũ không giấu được niềm hạnh phúc, anh bộc bạch, “có thể nói là vượt qua mức dự định mà Leon suy nghĩ, Leon không nghĩ là mình được kiều bào tại xứ Đài yêu thương, trân quý như vậy”.

    Ca sĩ Leon Vũ sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 14 tuổi, anh vừa đi học vừa đi làm và phụ mẹ chăm sóc các em còn nhỏ, cuộc sống rất vất vả. “Hồi đó Leon đi làm cho nhà hàng Việt Nam, chạy bàn, rửa chén, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, về nhà là phải sửa soạn đi học luôn, nhiều khi mệt quá ngủ thiếp đi, xe bus chạy qua nhà mình mà cũng không biết luôn”.

    Leon Vũ cho biết, hồi nhỏ là anh đã rất mê ca hát, nhưng cơ hội không có nhiều. Sau khi qua Mỹ, đợi khi cuộc sống dễ thở hơn, ổn định hơn mới bắt đầu nghĩ đến việc ca hát, anh mua vé xem ca nhạc Việt Nam và làm quen với các bầu show, miễn phí đưa đón ca sĩ để hy vọng có mối quan hệ tốt với giới nghệ sĩ, từ đó mở ra con đường ca hát của mình.

    Trong những tháng năm làm ca sĩ chuyên nghiệp anh gặp rất nhiều khó khăn và áp lực, do tiếng Việt còn hạn chế nên không tránh khỏi bị coi thường, nhưng anh không chùn bước mà càng cố gắng hơn. “Leon đã bỏ ra 3 năm hơn để học tiếng Việt, trau dồi thêm tiếng Việt mới có thể nói được như vầy”.

    Khi nói đến cơ duyên đưa anh đến với khán giả Việt Nam, Leon Vũ không cầm được mắt và kể rằng “Khi bạn của Leon là nghệ sĩ hài Anh Vũ đột ngột qua đời ở Mỹ thì lúc đó tên tuổi của Leon mới bùng phát ở Việt Nam. Mọi người nhắc tới Leon là nhắc tới Anh Vũ, họ nói biết Leon qua nghệ sĩ hài Anh Vũ, hoặc biết Leon vì Leon đưa xác của bạn về...”. Hiện tại anh đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả Việt tại Mỹ và cả Việt Nam.

    Để biết thêm câu chuyện của ca sĩ Leon Vũ, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

     

  • Vừa qua, ca sĩ Leon Vũ đã nhận lời mời đến Đài Loan biểu diễn trong chương trình mừng xuân dành cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Khi nói về cảm xúc lần đầu tiên trình diễn tại Đài Loan, Leon Vũ không giấu được niềm hạnh phúc, anh bộc bạch, “có thể nói là vượt qua mức dự định mà Leon suy nghĩ, Leon không nghĩ là mình được kiều bào tại xứ Đài yêu thương, trân quý như vậy”.

    Ca sĩ Leon Vũ sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 14 tuổi, anh vừa đi học vừa đi làm và phụ mẹ chăm sóc các em còn nhỏ, cuộc sống rất vất vả. “Hồi đó Leon đi làm cho nhà hàng Việt Nam, chạy bàn, rửa chén, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, về nhà là phải sửa soạn đi học luôn, nhiều khi mệt quá ngủ thiếp đi, xe bus chạy qua nhà mình mà cũng không biết luôn”.

    Leon Vũ cho biết, hồi nhỏ là anh đã rất mê ca hát, nhưng cơ hội không có nhiều. Sau khi qua Mỹ, đợi khi cuộc sống dễ thở hơn, ổn định hơn mới bắt đầu nghĩ đến việc ca hát, anh mua vé xem ca nhạc Việt Nam và làm quen với các bầu show, miễn phí đưa đón ca sĩ để hy vọng có mối quan hệ tốt với giới nghệ sĩ, từ đó mở ra con đường ca hát của mình.

    Trong những tháng năm làm ca sĩ chuyên nghiệp anh gặp rất nhiều khó khăn và áp lực, do tiếng Việt còn hạn chế nên không tránh khỏi bị coi thường, nhưng anh không chùn bước mà càng cố gắng hơn. “Leon đã bỏ ra 3 năm hơn để học tiếng Việt, trau dồi thêm tiếng Việt mới có thể nói được như vầy”.

    Khi nói đến cơ duyên đưa anh đến với khán giả Việt Nam, Leon Vũ không cầm được mắt và kể rằng “Khi bạn của Leon là nghệ sĩ hài Anh Vũ đột ngột qua đời ở Mỹ thì lúc đó tên tuổi của Leon mới bùng phát ở Việt Nam. Mọi người nhắc tới Leon là nhắc tới Anh Vũ, họ nói biết Leon qua nghệ sĩ hài Anh Vũ, hoặc biết Leon vì Leon đưa xác của bạn về...”. Hiện tại anh đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả Việt tại Mỹ và cả Việt Nam.

    Để biết thêm câu chuyện của ca sĩ Leon Vũ, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với anh ấy nhé.

  • Vừa qua Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Đài Loan Chu Vĩnh Huy đã dẫn phái đoàn đến thành phố Thanh Hóa, Việt Nam, để tham gia Hội nghị hợp tác du lịch Đài Loan-Việt Nam lần thứ 10. Hội nghị được kết thúc tốt đẹp và hai bên cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ phát triển du lịch Việt Nam-Đài Loan. "Chúng tôi có trao đổi ý kiến với Cục Du lịch VN, họ hy vọng có thể hiểu hơn về hoạt động về đêm của Đài Loan cho nên trong hội nghị vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu về các hoạt động về đêm, như lễ hội pháo hoa ở Hồ Nhật Nguyệt, lễ hội âm âm nhạc trên bãi biển, ngắm nhìn mặt trăng mọc dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, tôi nghĩ mọi người sẽ rất thích cảnh quan thiên nhiên này”. Ông Chu Vĩnh Huy chia sẻ.

    Ngoài du lịch đêm, Tổng cục du lịch Đài Loan còn đặc biệt nhắc đến du lịch y tế. Công nghệ y học thẩm mỹ của Đài Loan thực sự rất tốt cho nên các bạn cũng có thể thực hiện chuyến du lịch kết hợp khám sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, đây cũng là một thế mạnh của Đài Loan. “Thực ra khi đi du lịch, chúng ta đều muốn có thể thưởng thức những món ăn ngon, nhưng chúng ta luôn dễ dàng bỏ qua những gì tốt cho sức khỏe của chúng ta, do đó du lịch kết hợp với kiểm tra sức khỏe để có được những kiến nghị tốt cho sức khỏe là một sự lựa chọn rất quan trọng khi đi du lịch Đài Loan”. Ông Huy nói.

    Được biết, Cục trưởng Cục du lịch Việt Nam ông Nguyễn Trùng Khánh cũng đã kiến nghị Đài Loan mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ngắn hạn và dài hạn dành cho Việt Nam. Đây chính là sự khẳng định về thành quả thúc đẩy du lịch của chính phủ Đài Loan. Theo ông Huy, sự giao lưu, đào tạo giữa Đài Loan và Việt Nam là để tăng cường mối quan hệ hai bên, và cũng là một trong những chính sách quan trọng để thúc đẩy du lịch giữa hai bên. Ông Huy rất cám ơn về sự đề nghị của ông Nguyễn Trùng Khánh và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu này, ông cũng đã lập tức đưa ra “Chương trình đào tạo tài năng du lịch cho giới trẻ Đài Loan-Việt Nam”. Ông cho biết: Chúng tôi muốn ươm mầm tài năng du lịch nên đã đặc biệt cung cấp cơ hội cho 5 bạn trẻ, bất kể là đang làm việc ở cơ quan chính phủ hay ngành công nghiệp, đến Đài Loan học hỏi một tuần, bằng cách này, chúng tôi có thể ươm mầm một số nhân tài du lịch.

    Biện pháp ưu đãi đối với du khách Việt Nam khi đi du lịch Đài Loan

    Và các bạn thân mến, khi nói đến du lịch thì chúng ta không thể không nhắc đến một nhân vật vô cùng quan trọng, đó là hướng dẫn viên du lịch. Trong nhiều năm qua, chính phủ Đài Loan cũng thường xuyên tổ chức cuộc thi hướng dẫn viên du lịch ngôn ngữ Đông Nam Á, và năm nay, năm 2024, Tổng cục du lịch đã đưa ra hình thức thi cử mới, có thể thực hiện song song với hình thức cũ, đó là “hệ thống chung” và “hệ thống chuyên dụng”. Thế nào là hệ thống chung và thế nào là hệ thống chuyên dụng, ông Chu Vĩnh Huy giải thích: Hướng dẫn viên du lịch là cần phải có chứng chỉ, vì vậy chúng tôi có hai loại, một loại là hướng dẫn viên du lịch của công ty du lịch, một loại là hướng dẫn viên du lịch trên toàn quốc. Phương pháp đơn giản hơn là bạn có thể đến công ty du lịch và thi chứng chỉ HDV du lịch của công ty đó, và chỉ cần thi một môn thôi, còn nếu bạn thi làm HDV du lịch toàn quốc thì bạn có thể chọn làm HDV du lịch cho hơn 4000 công ty du lịch trên toàn Đài Loan.

    Vé tàu cao tốc mua 1 tặng 1

    Để tìm hiểu nhiều nội dung hơn, xin mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn giữa Lệ Phương với ông Chu Vĩnh Huy, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Đài Loan.

  • Phạm Thanh Thúy Vy hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Viện Khoa học dịch vụ trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Tân Trúc. Trước khi đến Đài Loan du học, cô là giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM, chuyên giảng dạy về các môn học thuộc ngành Marketing. “Khi nói đến giảng viên mọi người sẽ nghĩ đến đó là công việc giảng dạy. Nhưng thực ra giảng viên tức là người học suốt đời. Để theo kịp thế giới và sự phát triển của giáo dục thì thực sự năng lực của thạc sĩ thực là không đủ, và đến bây giờ em mới có thể sắp xếp thời gian theo đuổi chương trình tiến sĩ, sau tiến sĩ và tiếp tục sự nghiệp học của mình”. Thúy Vy trải lòng.

    “Em chọn giáo sư chứ không phải chọn ngành”. Vy chia sẻ về việc tại sao cô đến Đài Loan học chương trình tiến sĩ ngành Khoa học dịch vụ. “Khi em học một khóa học online của trường Đại học Thanh Hoa thì em phát hiện đây chính là chìa khóa mà mình đang tìm kiếm, thế là em bắt đầu google tìm hiểu giáo sư và tìm hiểu về ngành này”.

    Thúy Vy sang Đài Loan du học được hơn hai năm rồi, hiện tại cô đang nghiên cứu về Sự kiên cường và Khả năng phục hồi của người di cư, nhập cư. Để nghiên cứu về đề tài này, cô phải đi khắp nơi để quan sát, tiếp xúc và tìm hiểu cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Những chuyến đi điền dã khiến cô hiểu hơn về người Việt tại đây, tuy nhiên những chuyến đi này cũng đã khiến cô bị thất thoát năng lượng. Vậy làm thế nào để nạp năng lượng, tiếp tục chặng đường nghiên cứu của mình, và những chuyến đi đã mang lại điều gì cho cô? Mọi đáp án sẽ được giải mã ngay trong buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Phạm Thanh Thúy Vy, xin mời các bạn đón nghe.

  • Phạm Thanh Thúy Vy hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Viện Khoa học dịch vụ trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Tân Trúc. Trước khi đến Đài Loan du học, cô là giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM, chuyên giảng dạy về các môn học thuộc ngành Marketing. “Khi nói đến giảng viên mọi người sẽ nghĩ đến đó là công việc giảng dạy. Nhưng thực ra giảng viên tức là người học suốt đời. Để theo kịp thế giới và sự phát triển của giáo dục thì thực sự năng lực của thạc sĩ thực là không đủ, và đến bây giờ em mới có thể sắp xếp thời gian theo đuổi chương trình tiến sĩ, sau tiến sĩ và tiếp tục sự nghiệp học của mình”. Thúy Vy trải lòng.

    “Em chọn giáo sư chứ không phải chọn ngành”. Vy chia sẻ về việc tại sao cô đến Đài Loan học chương trình tiến sĩ ngành Khoa học dịch vụ. “Khi em học một khóa học online của trường Đại học Thanh Hoa thì em phát hiện đây chính là chìa khóa mà mình đang tìm kiếm, thế là em bắt đầu google tìm hiểu giáo sư và tìm hiểu về ngành này”.

    Thúy Vy sang Đài Loan du học được hơn hai năm rồi, hiện tại cô đang nghiên cứu về Sự kiên cường và Khả năng phục hồi của người di cư, nhập cư. Để nghiên cứu về đề tài này, cô phải đi khắp nơi để quan sát, tiếp xúc và tìm hiểu cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Những chuyến đi điền dã khiến cô hiểu hơn về người Việt tại đây, tuy nhiên những chuyến đi này cũng đã khiến cô bị thất thoát năng lượng. Vậy làm thế nào để nạp năng lượng, tiếp tục chặng đường nghiên cứu của mình, và những chuyến đi đã mang lại điều gì cho cô? Mọi đáp án sẽ được giải mã ngay trong buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Phạm Thanh Thúy Vy, xin mời các bạn đón nghe.

  • Phạm Thanh Thúy Vy hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Viện Khoa học dịch vụ trường Đại học Quốc lập Thanh Hoa, Tân Trúc. Trước khi đến Đài Loan du học, cô là giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM, chuyên giảng dạy về các môn học thuộc ngành Marketing. “Khi nói đến giảng viên mọi người sẽ nghĩ đến đó là công việc giảng dạy. Nhưng thực ra giảng viên tức là người học suốt đời. Để theo kịp thế giới và sự phát triển của giáo dục thì thực sự năng lực của thạc sĩ thực là không đủ, và đến bây giờ em mới có thể sắp xếp thời gian theo đuổi chương trình tiến sĩ, sau tiến sĩ và tiếp tục sự nghiệp học của mình”. Thúy Vy trải lòng.

    “Em chọn giáo sư chứ không phải chọn ngành”. Vy chia sẻ về việc tại sao cô đến Đài Loan học chương trình tiến sĩ ngành Khoa học dịch vụ. “Khi em học một khóa học online của trường Đại học Thanh Hoa thì em phát hiện đây chính là chìa khóa mà mình đang tìm kiếm, thế là em bắt đầu google tìm hiểu giáo sư và tìm hiểu về ngành này”.

    Thúy Vy sang Đài Loan du học được hơn hai năm rồi, hiện tại cô đang nghiên cứu về Sự kiên cường và Khả năng phục hồi của người di cư, nhập cư. Để nghiên cứu về đề tài này, cô phải đi khắp nơi để quan sát, tiếp xúc và tìm hiểu cộng đồng người Việt tại Đài Loan. Những chuyến đi điền dã khiến cô hiểu hơn về người Việt tại đây, tuy nhiên những chuyến đi này cũng đã khiến cô bị thất thoát năng lượng. Vậy làm thế nào để nạp năng lượng, tiếp tục chặng đường nghiên cứu của mình, và những chuyến đi đã mang lại điều gì cho cô? Mọi đáp án sẽ được giải mã ngay trong buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với nghiên cứu sinh Phạm Thanh Thúy Vy, xin mời các bạn đón nghe.

     

  • “Mình mong muốn các bạn Việt Nam qua Đài Loan sinh sống, học tập và làm việc có thể được học tiếng Trung một cách nhanh nhất, một cách thuận lợi nhất”.

    Nguyễn Thị Ngọc Mai tốt nghiệp hệ thạc sĩ ngành Nghiên cứu và và Giảng dạy tiếng Hoa của Trường Đại học Sư phạm Đài Loan, hiện tại cô là giáo viên dạy tiếng Hoa tại Trung tâm ngôn ngữ Tiếng Trung Trường đại học Kỹ thuật Hoằng Quang. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, cô đã biên tập và cho ra đời cuốn sách học tiếng Hoa dành cho người Việt bắt đầu học tiếng Hoa.

    Cuốn sách học tiếng Hoa này có 12 chủ đề. Mỗi một chủ đề bao gồm những từ vựng và các dạng câu có liên quan về chủ đề đó và kèm theo mục giới thiệu văn hóa Đài Loan. Cô Mai chia sẻ: Khi các bạn học cuốn sách này thì sẽ đạt được 3 mục tiêu: 1. Học tiếng Trung cấp cơ sở. 2. Học được những từ vựng tiếng Trung để chuẩn bị thi năng lực tiếng Trung A2. 3 . Ngoài học tiếng Trung và thi được chứng chỉ tiếng Trung A2, còn có thể hiểu thêm về văn hóa Đài Loan.

    Để tìm hiểu thêm về cuốn sách này, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Mai nhé.

  • “Mình mong muốn các bạn Việt Nam qua Đài Loan sinh sống, học tập và làm việc có thể được học tiếng Trung một cách nhanh nhất, một cách thuận lợi nhất”.

    Nguyễn Thị Ngọc Mai tốt nghiệp hệ thạc sĩ ngành Nghiên cứu và và Giảng dạy tiếng Hoa của Trường Đại học Sư phạm Đài Loan, hiện tại cô là giáo viên dạy tiếng Hoa tại Trung tâm ngôn ngữ Tiếng Trung Trường đại học Kỹ thuật Hoằng Quang. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, cô đã biên tập và cho ra đời cuốn sách học tiếng Hoa dành cho người Việt bắt đầu học tiếng Hoa.

    Cuốn sách học tiếng Hoa này có 12 chủ đề. Mỗi một chủ đề bao gồm những từ vựng và các dạng câu có liên quan về chủ đề đó và kèm theo mục giới thiệu văn hóa Đài Loan. Cô Mai chia sẻ: Khi các bạn học cuốn sách này thì sẽ đạt được 3 mục tiêu: 1. Học tiếng Trung cấp cơ sở. 2. Học được những từ vựng tiếng Trung để chuẩn bị thi năng lực tiếng Trung A2. 3 . Ngoài học tiếng Trung và thi được chứng chỉ tiếng Trung A2, còn có thể hiểu thêm về văn hóa Đài Loan.

    Để tìm hiểu thêm về cuốn sách này, xin mời các bạn đón nghe buổi trò chuyện giữa Lệ Phương với cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Mai nhé.

  • Khách mời của chương trình Nhịp sống Đài Loan hôm nay là chị Văn Thị Ngọt, đến Đài Loan định cư hơn 20 năm. Hiện tại chị đang sinh sống tại Bình Đông .

    Khi Lệ Phương hỏi về câu chuyện ở Việt Nam, chị Ngọt bỗng nhiên bật khóc “Nói tới chuyện hồi xưa thấy cảm động, ba mẹ em khổ lắm. Hồi ở Việt Nam em đi làm đủ thứ hết, làm ruộng, đánh bắt cá, hái cà phê, đều có”.

    Trong thời gian đầu đến Đài Loan, chị phụ gia đình chồng làm ruộng, trồng dừa, do hồi nhỏ đã vất vả quen rồi nên chị không hề sợ cực, sang Đài Loan ngày thứ hai là chị đã đi hái dừa rồi. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, chị đã rời khỏi người chồng của mình và tự mình nuôi con khôn lớn. Theo Lý Ngạn Phong, con trai của chị, “Cuộc hôn nhân của mẹ không được lý tưởng lắm, trên con đường đi đến hạnh phúc, vết thương trong lòng mẹ đã lành rồi, thành vết sẹo rồi, nhưng sau đó lại có một vết thương khác, rồi lại lành, rồi lại đau...”.

    Nhưng, mọi thứ đã qua đi, hiện tại chị Ngọt cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. “Bây giờ cuộc sống của em thoải mái, em chỉ mong hai đứa con ngoan là được rồi”. 

  • Khách mời của chương trình Nhịp sống Đài Loan hôm nay là chị Văn Thị Ngọt, đến Đài Loan định cư hơn 20 năm. Hiện tại chị đang sinh sống tại Bình Đông .

    Khi Lệ Phương hỏi về câu chuyện ở Việt Nam, chị Ngọt bỗng nhiên bật khóc “Nói tới chuyện hồi xưa thấy cảm động, ba mẹ em khổ lắm. Hồi ở Việt Nam em đi làm đủ thứ hết, làm ruộng, đánh bắt cá, hái cà phê, đều có”.

    Trong thời gian đầu đến Đài Loan, chị phụ gia đình chồng làm ruộng, trồng dừa, do hồi nhỏ đã vất vả quen rồi nên chị không hề sợ cực, sang Đài Loan ngày thứ hai là chị đã đi hái dừa rồi. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, chị đã rời khỏi người chồng của mình và tự mình nuôi con khôn lớn. Theo Lý Ngạn Phong, con trai của chị, “Cuộc hôn nhân của mẹ không được lý tưởng lắm, trên con đường đi đến hạnh phúc, vết thương trong lòng mẹ đã lành rồi, thành vết sẹo rồi, nhưng sau đó lại có một vết thương khác, rồi lại lành, rồi lại đau...”.

    Nhưng, mọi thứ đã qua đi, hiện tại chị Ngọt cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. “Bây giờ cuộc sống của em thoải mái, em chỉ mong hai đứa con ngoan là được rồi”.