Avsnitt

  • + Phật dạy nhiều về tình yêu

    + Thêm quà tình cảm, bớt sự thờ ơ

    + Thêm chút quan tâm, bớt sự bàng quan

    + Thêm lòng giúp đỡ, bớt thói sai khiến

    + Thêm sự bàn bạc, bớt tâm độc đoán

    + Thêm lời ái ngữ, bớt giận hờn oán

    + Thêm niềm thổ lộ, bớt thói để bụng

    + Thêm lo cho người, bớt tính cho mình

    + Thêm lòng độ lượng, bớt sự trách móc

  • “Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ

    Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước

    Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược

    Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

    Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao

    Cùng chia sẻ sức đời người chà đạp

    Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác

    Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

    Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi

    Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng

    Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết

    Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

    Cũng như mình trong những lúc vắng nhau

    Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía

    Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

    Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

    Đôi dép vô tri khắng khít song hành

    Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối

    Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội

    Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

    Không thể thiếu nhau trên bước đường đời

    Dù mỗi chiếc ở mỗi bên phải trái

    Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại

    Gắn bó nhau vì một lối đi chung

    Hai mảnh đời thầm lặng bước song song

    Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc

    Chỉ còn một là không còn gì hết

    Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia"

    Nguyễn Trung Kiên

  • Saknas det avsnitt?

    Klicka här för att uppdatera flödet manuellt.

  • Chương 1: Hạnh phúc gia đình

    Tình 5 T

    Trong nhiều năm thuyết giảng, thỉnh thoảng chúng tôi có cơ hội tư vấn hạnh phúc một cách bất đắc dĩ theo yêu cầu của Phật tử. Nhờ đó, chúng tôi đã đúc kết bản chất của một gia đình hạnh phúc lệ thuộc vào năm yếu tố, gọi là 5T: Tình, Tiền, Tâm, Thuận, Thương. Mỗi T đóng vai trò hỗ trợ cho hạnh phúc và khi hạnh phúc đã có mặt sẽ bền bỉ với các gia đình.

    Tình yêu đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu không có tình yêu thì có đến với nhau bằng hấp lực kinh tế hay vị thế xã hội, tuổi thọ của cuộc hôn nhân sẽ rất yểu.

    Tiền mang tính chất hỗ trợ. Có tình yêu nồng nàn nhưng đời sống kinh tế vật chất nay đủ mai thiếu, thì sau một thời gian vẫn rơi vào tình trạng bị tổn thất.

    Tâm được xem là quan trọng trong trường hợp đã có tình yêu và đời sống vật chất không quá chật vật. Sự hiểu biết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau giúp gia đình đó ngày càng hạnh phúc hơn.

    Thuận tạo hàng rào vững chắc bao bọc cho gia đình. Trong các mối quan hệ với gia đình bên chồng, bên vợ thỉnh thoảng có những va chạm, xung đột. Nếu không có tâm hiếu hòa hay hiếu thuận thì rõ ràng sự đổ vỡ về một phía tạo sức ép cho người còn lại đứng giữa ngã ba đường phải chọn lựa. Cho nên chữ thuận trong đời sống vợ chồng rất quan trọng.

    Thương là một phần của tình yêu. Tình thương ở đây được giới hạn giữa cha mẹ đối với con cái qua sự chăm sóc mà cả hai đều có vai trò và bổn phận ngang nhau.

    Nội dung bài này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến 4T đầu vì bản chất những đổ vỡ hạnh phúc gia đình liên hệ phần nào đến bốn điều vừa nêu. Bên cạnh đó còn có những kỹ năng truyền thông gia đình rất cần thiết cho việc bảo vệ hạnh phúc lứa đôi.

  • Người xưa có nói “Trăm món quà cũng không bằng 1 lời khen ngợi”. Đối với con cái, cha mẹ nên thường xuyên biểu dương các bé, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ. Có một số bậc phụ huynh hay nhìn con mình như thể chúng đã lớn rồi, làm được việc này việc kia cũng chẳng có gì to tát để phải khen ngợi cả. Thật ra cha mẹ nên hiểu rằng, với các bé còn nhỏ, nếu trẻ có thể làm được những việc như tự mặc quần áo, tự ăn cơm,... đã là rất khá rồi, những thành công sau này của trẻ cũng là được tích lũy từ những thói quen tốt từ hồi nhỏ. Không có sự khích lệ thì có thể trẻ sẽ từ bỏ không làm từ những việc nhỏ đó, việc nhỏ nhặt không làm, bé sẽ không thể trở thành 1 người tự lập được. Bởi vậy có những việc đơn giản nhỏ nhặt nhưng lại có lợi cho việc rèn những đức tính tốt cho trẻ và giúp chúng tự tin hơn. Khi cha mẹ thấy con cái làm được những việc ấy cũng nên biểu dương trẻ.

    Hiện tại, các bậc phụ huynh cũng đã chú ý và xem trọng sự khen ngợi trong giáo dục. Sự khen ngợi trong giáo dục tức là bố mẹ cần phải biểu dương khích lệ con cái nhiều hơn, phê bình trách mắng chúng ít hơn.

  • Trong quá trình phát triển, việc trẻ phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Trong giáo dục con cái, việc phê bình con còn khó khăn hơn so với việc khen ngợi con. Bởi nếu bạn sử dụng tốt việc phê bình trách phạt, thì hiệu quả còn lớn hơn so với khen ngợi rất nhiều. Vậy phải làm sao để trẻ có thể nhận thức được lỗi sai của mình và sửa đổi đây? Hãy cùng nhà Lụm tìm hiểu trong bài hôm nay nhé.

    Trách mắng chưa hẳn đã là phê bình.

    Trong quá trình dạy dỗ con cái nhiều lúc cha mẹ có thể mắc phải sai lầm thế này: nếu con phạm lỗi, mắng chửi con vài câu là coi như đã phê bình dạy dỗ chúng rồi. Thực ra, trách mắng và phê bình không phải là một, trách mắng là chỉ trích, mắng chửi còn phê bình là đánh giá, phân tích rõ tính đúng sai của vấn đề, từ đó chỉ ra điểm sai sót hoặc khuyết điểm của ai đó. Đương nhiên, phê bình thì văn minh hơn trách mắng nhiều. Ranh giới giữa phê bình và trách mắng nhiều khi thường khó để phân định. Cha mẹ có thể tự xem xét và thay đổi bản thân (nếu cần) thông qua các nguyên tắc sau:

    1. Không trách mắng con cái khi tâm trạng không tốt.

    2. Không trách mắng con khi chưa hỏi rõ nguyên nhân đầu đuôi sự việc.

    3. Cần phải có mức độ phê bình rõ rệt.

    4. Phê bình con 1 cách khéo léo, tế nhị

    5. Không bới móc cả những sai lầm trước đây để mắng dồn.

  • Xin chào tất cả mọi người, hôm nay là phần cuối cùng của chuỗi bài nguyên tắc giáo dục của Montessori. 12 nguyên tắc giáo dục thì chúng ta đã đi qua 8 nguyên tắc rồi. Hôm nay mình sẽ nói nốt về 4 nguyên tắc còn lại. Đó là:

    9. Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ.

    10. Đừng sợ sự trùng lặp

    11. Thận trọng khi khen thưởng và trừng phạt

    12. Giáo dục là không chờ đợi.

    Cảm ơn tất cả mọi người đã chú ý lắng nghe, xin gửi niệm lành đến tất cả mọi người!

  • Xin chào tất cả mọi người. Hôm nay mình sẽ phân tích tiếp các nguyên tắc tiếp theo trong chủ đề “Nguyên tắc giáo dục của Montessori” nhé   

    4. Tạo cho trẻ 1 môi trường thích hợp. 

    5. Học cách quan sát trẻ. 

    6. Trân trọng tính nhạy cảm của trẻ. 

    7. Không có độc lập sẽ không có tự do. 

    8. Tin tưởng vào việc tự giáo dục ở trẻ.

    Mọi người có thể tham khảo thêm 1 số bài khác:

    + Nuôi dạy trẻ có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh: https://anchor.fm/nguyen-thuy-trang/episodes/NUI-DY-TR-C-KH-NNG-THCH-NG-TRONG-MI-HON-CNH-e12ivj9

    + Cách nuôi dưỡng tính tự giác ở trẻ: https://anchor.fm/nguyen-thuy-trang/episodes/CCH-NUI-DNG-TNH-T-GIC--TR-e122uhv

  • NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC CỦA MONTESSORI

    Theo Montessori, trong giáo dục trẻ, sẽ có 12 nguyên tắc. Bài này khá dài, nên chắc chắn m sẽ phải chia thành vài bài, m sẽ đọc qua 12 nguyên tắc này trước, rồi sẽ đi phân tích từng nguyên tắc sau nhé. 12 nguyên tắc giáo dục của Montessori gồm:

    1. Phát hiện và tận dụng tiềm lực của trẻ

    2. Cha mẹ cần trở thành nhà giáo dục thông thái.

    3. Tôn trọng tính cách của trẻ.

    4. Tạo cho trẻ 1 môi trường thích hợp.

    5. Học cách quan sát trẻ.

    6. Trân trọng tính nhạy cảm của trẻ.

    7. Không có độc lập sẽ không có tự do.

    8. Tin tưởng vào việc tự giáo dục ở trẻ.

    9. Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ.

    10. Không nên sợ trùng lặp.

    11. Thận trọng khi khen thưởng và trừng phạt.

    12. Giáo dục là không chờ đợi.

  • TOÁN HỌC THÚ VỊ

    Khi chúng tôi dạy những đứa trẻ lớn học nội dung mới, những đứa trẻ 4 tuổi cũng muốn học, hơn nữa còn khá tập trung. Nếu như dùng những sự vật cụ thể để dạy thì lũ trẻ sẽ càng cảm thấy hứng thú hơn.

    Còn 1 phát hiện nữa cũng khiến người ta phải ngạc nhiên, đó là: Khi mới bắt đầu học toán, trẻ sẽ không có hứng thú như khi học ngôn ngữ. Gặp điều này, chúng ta có thể sẽ đánh giá 1 cách rất tự nhiên rằng, trẻ thích ngữ văn chứ không thích số học, bởi số học vừa khô khan vừa trừu tượng, nhưng trên thực tế, đó chỉ là ý kiến phiến diện của bản thân chúng ta mà thôi.

    Cũng giống như việc học nói, nếu như trẻ có được môi trường học tập tốt, cùng với việc để chúng bắt chước lại 1 cách tự phát, thì dần dần trẻ cũng có thể học được cách tính toán 1 cách tự nhiên.

    Trong cuộc sống, việc trẻ học toán thực sự cần đến sự dẫn dắt và tham gia của cha mẹ, trẻ không thể tự mình hoàn thành được. Mấu chốt của vấn đề này nằm ở môi trường. Chúng ta nói chuyện hằng ngày và cũng thường xuyên viết chữ, nhưng không phải ngày nào chúng ta cũng đếm và tính, càng không phải lúc nào cũng đọc sách về số học. Môi trường không đủ điều kiện thúc đẩy chính là nguyên nhân khiến việc học toán diễn ra không thuận lợi với trẻ. Do đó, việc tạo nên 1 môi trường học tập chính là 1 việc rất quan trọng trong việc học toán của trẻ. Nếu bạn ép trẻ học toán nhưng sau đó lại không áp dụng hay thường xuyên ôn tập vì con sẽ quên ngay những gì đã được học trước đó.

  • Xin chào tất cả mọi nguời, hôm nay nhà Lụm sẽ chia sẻ phần 2 của chủ đề: Cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sớm.

    Trong phần 1 chúng ta đã biết, môi trường tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học được ngôn ngữ sớm.

    Vậy từ ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết cần trải qua quá trình như thế nào. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

    [PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI] GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SỚM PHẦN 1:
    https://anchor.fm/nguyen-thuy-trang/episodes/PHNG-PHP-MONTESSORI-GIP-TR-PHT-TRIN-NGN-NG-SM-PHN-1-e14sdhn

    Theo dõi chúng mình trên youtube và fanpage: Lum's House nhé

  • Xin chào tất cả mọi nguời, hôm nay nhà Lụm sẽ chia sẻ phần 1 của chủ đề: Cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sớm.

    Bài hôm nay sẽ có 3 chuyên đề:

    1. Sự mời gọi của ngôn ngữ đối với trẻ.

    2. Cha mẹ hãy nói chuyện nhiều với trẻ, thấu hiểu trẻ.

    3. Vui học chữ.

    Giờ chúng ta cùng đến với nội dung chính của bài nhé

    Một vài điểm cần lưu ý trong bài hôm nay như sau:

    1. Cha mẹ hãy tạo ra 1 môi trường tốt tạo điều kiện thuận lợi để trẻ học ngôn ngữ sớm.

    2. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng con, kể từ khi con mới chào đời chứ không cần phải chờ đến khi con bắt đầu học nói.

    3. Hãy duy trì kể chuyện, đọc thơ cho trẻ.

    4. Thay vì bắt ép, hãy tạo cảm hứng cho trẻ để trẻ còn thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

    5. Cho trẻ chơi với các chữ cái từ sớm, vừa tạo hứng thú, vừa tạo điền đề giúp trẻ dễ dàng học chữ hơn trong giai đoạn sau này.

    CON BẠN THUỘC LOẠI HÌNH TRÍ THÔNG MINH NÀO?: https://anchor.fm/nguyen-thuy-trang/episodes/CON-BN-THUC-LOI-HNH-TR-THNG-MINH-NO-e130qfd

    Tìm nhà Lụm trên youtube và Fanpage nhé.

  • Bài hôm nay sẽ gồm 3 phần:

    1. Xúc giác giúp gợi mở trí tuệ của trẻ

    2. Luyện tập cho trẻ phân biệt cảm giác nóng lạnh

    3. Luyện tập giúp trẻ có cảm giác về trọng lượng

    Mọi người có thể tìm nhà Lụm tại kênh Youtube và Fanpage: Lum's House

  • Phần 1 Luyện tập vị giác

    Độ tuổi thích hợp để bắt đầu luyện tập vị giác cho trẻ là từ 2 tuổi trở lên.

    Cha mẹ có thể dùng các dung dịch có vị khác nhau như: chua, ngọt, đắng, mặn,... cho tiếp xúc với đầu lưỡi để giúp trẻ luyện tập vị giác.

    Phần 2 Luyện tập khứu giác

    Trong tự nhiên, khứu giác đóng vai trò dẫn dắt và bảo vệ các loài động vật. Đại đa số các loài đọng vật đều phân biệt thức ăn và nhận biết 1 địa điểm có an toàn hay không, kẻ đang đến là bạn hay là địch nhờ vào khứu giác. So với các loài động vật khác thì khứu giác của con người đã có sự thoái hóa rất nhiều, dường như chỉ có khả năng phân biệt được mùi cơ bản.

    Cha mẹ cũng có thể luyện tập khứu giác cho trẻ bắt đầu bằng những mùi hương quen thuộc ở trong gia đình. Ví dụ: mùi gia vị, mùi bơ sữa, mùi đồ ăn, thức uống,...

  • Trong quá trình trưởng thành trẻ sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn và trở ngại, vậy nên chúng luôn cần có cha mẹ ở bên để giúp chúng giải quyết các vấn đề. Vào giai đoạn dậy thì, có thể chúng sẽ tỏ ra muốn tự mình quyết định và làm mọi việc, nhưng khi xảy ra chuyện gì đó hoặc có chuyện không giải quyết được, chúng rất cần có cha mẹ ở bên. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái hơn nữa, chân thành lắng nghe tiếng lòng của con cái và có những lời khuyên răn thích hợp. Nếu không tạo được mối quan hệ hòa hảo từ đầu thì đến giai đoạn ẩm ương của trẻ, dù có khó khăn trẻ sẽ không tìm đến cha mẹ, hậu quả sẽ thật khó lường.

    Thông thường các bậc cha mẹ chỉ biết trách phạt con cái thay vì lắng nghe và chuyện trò với con nhiều hơn. Khi bị trách phạt, trẻ sẽ cảm thấy cha mẹ không đứng về phía mình, lòng tự tôn bị ảnh hưởng, từ đó mà cũng dần xa cách với bố mẹ luôn. Hãy thử tưởng tượng, khi bạn lúc nào cũng trách móc, công kích con vậy thì sau đó con làm gì dám kể lể về những thất bại của mình cho bạn nghe nữa. Các bậc phụ huynh có vai trò trụ cột trong gia đình thường hay gia trưởng và độc đoán, hầu như không chịu để ý đến cảm giác và suy nghĩ của con. Phương thức giáo dục như thế rõ ràng là không đem lại kết quả gì. Cứ như vậy, sự giáo dục của cha mẹ sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí còn khiến trẻ miễn cưỡng chấp nhận để đối phó với cha mẹ.

    Giao tiếp cũng là một nghệ thuật, có rất nhiều bậc cha mẹ thường oán trrách con mình khó dạy, nói lý lẽ nó cũng không nghe, thậm chí có lúc lỹ lẽ cãi lại của con cái còn nhiều hơn của cha mẹ nữa. Chính vì thế mà có 1 bộ phận phụ huynh không thể hiểu được những hành vi và suy nghĩ của con mình. Để rồi cha mẹ mệt mỏi vì dạy dỗ con cái, con cái thì chán nản vì cha mẹ chỉ biết càu nhàu. Cha mẹ và con cái không tìm được tiếng nói chung, như vậy sẽ không thể tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh được.

    Tìm chúng mình trên youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFOddQH2Q-Rn5x3fD0TY8NA

    Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068012118747

  • Hôm nay hãy cùng nhà Lụm tìm hiểu 1 vài bài tập giúp trẻ học về màu sắc nhé!

    Cảm giác về màu sắc là cảm nhận của thị giác đối với màu sắc, năng lực cảm giác này chịu sự hạn chế của điều kiện bẩm sinh, có không ít trẻ hoàn toàn không phân biệt được màu đỏ với màu xanh hoặc màu xanh với màu tím, đó gọi là hiện tượng mù màu. Cũng có một số trẻ khác thì lại nhận biết màu sắc kém do sự nhạy cảm đối với màu sắc yếu, khả năng nhận biết màu sắc ở mỗi trẻ là không giống nhau, điều này chủ yếu là do chịu ảnh hưởng của môi trường và giáo dục.

    Luyện tập cảm giác về màu sắc không chỉ là nhằm nâng cao sự nhạy cảm của trẻ với màu sắc, mà nó còn có thể sớm phát hiện ra, những vấn đề tiềm ẩn trong thị giác của trẻ, nhờ đó mà kịp thời có những biện pháp bù đắp, hạn chế những trở ngại trong cuộc sống do chúng tạo ra.

    Tìm chúng mình trên youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFOddQH2Q-Rn5x3fD0TY8NA

    Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068012118747

  • Xin chào tất cả các bạn nhà Lụm lại quay lại rồi đây. Hôm nay chúng mình sẽ nói về 1 số cách chơi, cách rèn luyện giúp trẻ nhận biết các hình dạng, hình khối khác nhau.

    Giờ hãy cùng nhau đến với nội dung chính của bài thôi.

    Cha mẹ hãy tìm ra cách chơi và rèn luyện phù hợp nhất cho con mình nhé.

    Tìm chúng mình trên youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFOddQH2Q-Rn5x3fD0TY8NA

    Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068012118747

  • Những thông tin con người thu được từ thế giới bên ngoài thông qua thị giác chiếm 80% tổng lượng thông tin, do đó, sự phát triển về năng lực thị giác và trình độ trí lực tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau.

    Đối với việc phát triển thị giác, ngoài những bệnh có liên quan đến di truyền rất khó để rèn luyện ra thì những khả năng khác của thị giác đều có thể rèn luyện. Khả năng phân biệt độ to, nhỏ, dài, ngắn của sự vật là 1 năng lực liên quan với trí tuệ. Loại năng lực này có thể được nâng cao qua quá trình luyện tập cho trẻ từ nhỏ, đến 4 - 5 tuổi sau khi rèn luyện con đã có được năng lực dùng mắt phân biệt kích thước của sự vật, năng lực này thậm chí có thể còn mạnh hơn của trẻ từ 8 - 9 tuổi.

  • Bí quyết để trẻ nghe lời bạn! Vì sao cần tôn trọng trẻ và như thế nào là tôn trọng trẻ? phần 1: https://anchor.fm/nguyen-thuy-trang/episodes/B-QUYT--TR-NGHE-LI-BN--V-SAO-CN-TN-TRNG-TR-V-NH-TH-NO-L-TN-TRNG-TR--phn-1-e13f56h

    Trong quá trình nuôi dạy trẻ, nếu ta luôn giữ thái độ tôn trọng trẻ để dạy dỗ bảo ban thì trẻ sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn, đồng thời cũng khiến trẻ hiểu chuyện hơn, trưởng thành hơn. Vậy như thế nào là tôn trọng trẻ?

    1. Hãy tôn trọng tính cách và khả năng của từng đứa trẻ và tìm cách dạy trẻ sao cho phù hợp nhất.

    2. Đánh mắng không thể giúp con thành người, thậm chí còn gây ra tác dụng ngược.

    3. Cha mẹ đừng tự cho mình là bề trên. Mà hãy trở thành người bạn cùng đồng hành với con.

    4. Khen nơi đông người, chê trách nơi riêng tư. Trẻ cũng có lòng tự tôn và không muốn bị mất mặt. Hãy giữ thể diện cho trẻ.

    5. Hãy nhỏ nhẹ nói chuyện với con thay vì to tiếng la mắng. Lời nói nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn là những lời quát mắng.

    6. Cha mẹ không phải là quản giáo của con. Đừng ra lệnh cho trẻ.

    7. Hãy để lại không gian riêng cho trẻ.

    Follow chúng mình trên Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFOddQH2Q-Rn5x3fD0TY8NA

    và Fanpage nhé: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068012118747

  • BÍ QUYẾT ĐỂ TRẺ NGHE LỜI BẠN!

    VÌ SAO CẦN TÔN TRỌNG TRẺ VÀ NHƯ THẾ NÀO LÀ TÔN TRỌNG TRẺ? (phần 1)

    Nhiều cha mẹ luôn phàn nàn rằng, con không chịu nghe lời mình, con nhà mình khó bảo lắm, đánh mắng suốt mà đâu vẫn hoàn đấy, không chịu thay đổi gì cả.

    Một trong những nguyên do của tình trạng này chính là việc cha mẹ không có sự tôn trọng đối với con cái mình.

    Với rất nhiều bậc cha mẹ, việc tôn trọng con cái thực sự không phải là điều dễ dàng. Trong mắt cha mẹ con cái luôn phải nghe theo sự sắp đặt của họ. Khi con cái làm trái ý hoặc không được như sự kỳ vọng mong muốn của cha mẹ việc đánh mắng con rất dễ xảy ra. Đây thật sự không phải phương pháp dạy con thích hợp.

    Tôn trọng con là tiền đề quan trọng nhất trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ hãy luôn nhớ, con cái không phải là vật sở hữu của cha mẹ mà là 1 cá thể độc lập, có tính cách và nguyện vọng riêng. Nuôi dưỡng trẻ cũng giống như việc trồng 1 cái cây, phải thuận theo tự nhiên. Muốn trẻ trưởng thành khỏe mạnh ta cần tôn trọng để trẻ được phát triển một cách tự do nhất.

  • Trong chủ đề hôm nay nhà Lụm sẽ giải quyết 2 câu hỏi:

    1. Con bạn có tính tự giác trong học tập hay học vì sự thúc ép, dọa dẫm của người lớn? Tại sao nhiều trẻ có thành tích học tập tốt giai đoạn cấp 1 nhưng lên cấp 2 lại thụt lùi thậm chí có trẻ còn phá đám?

    2. Làm thế nào để rèn luyện tính tự giác trong học tập cho con?

    Bây giờ chúng ta sẽ vào câu hỏi đầu tiên nhé. Con bạn có tính tự giác trong học tập hay không?

    Để trả lời câu hỏi này thì có lẽ cũng không khó lắm đúng không? Chỉ cần để ý lại xem con có tự học hay ngày nào lúc nào cũng cần bố mẹ nhắc những câu kiểu như “Đã làm xong bài chưa mà đi chơi? Tắt tivi đi học đi. Không học đi, 8h tối rồi đấy. Đã xong chưa? Mang bài ra đây mẹ kiểm tra xem nào”...

    Trong xã hội hiện nay, khoa học công nghệ phát triển không ngừng, nếu trẻ không có tính tự giác học tập sẽ rất khó khăn cho trẻ trong giai đoạn về sau. Việc tự giác học tập không chỉ là học các môn học trong nhà trường mà còn là kỹ năng tự học, tự chủ động nắm bắt cho kịp với thời đại.

    Theo dõi nhà Lụm trên kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFOddQH2Q-Rn5x3fD0TY8NA

    Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068012118747