Avsnitt

  • Chúng ta  thường được nghe “hãy luôn tích cực trong mọi hoàn cảnh.” Đúng là như vậy, nhưng cũng cần phải nghe thêm một ý nữa đó là “luôn tích cực không có nghĩa là bạn không thể hiện ra ngoài các các cung bậc cảm xúc khác”.

    Cuộc sống là một hành trình, mà đã là hành trình thì sẽ có nhiều chặng, lúc là màu hồng, lúc lại mà màu xám, lúc thì bằng phẳng, lúc vui vẻ, an yên, may mắn nhưng có những chặng bạn sẽ gặp phải sóng thần và những ổ voi, ổ khủng long và những điều vô lý, vô luân, vô đạo tưởng chừng như chỉ có trong phim, nhưng thật không may nó lại xảy ra với chính bạn. Và  hành trình cảm xúc của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào từng chặng hoàn cảnh, thời điểm và câu chuyện bạn phải đối mặt như: Vui, hạnh phúc, buồn chán,giận dữ, mơ hồ, thất vọng, lạc lõng, kìm nén và căm thù.

    Tôi nghĩ ai cũng đã, đang và sẽ phải trải qua một trong những dạng cảm xúc như thế này. Vì những câu chuyện, những nỗi đau là muôn mặt và sức chịu đựng, hành xử, phản ứng của mỗi người cũng là rất khác nhau, nên nếu ta cứ cố kìm nén ẩn đi những những cảm xúc khác và chỉ nói duy nhất về trạng thái “tích cực” là một điều không nên, đó là sự tích cực độc hại, nó cho ta một niềm tin rằng: dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra, có những biến cố, những trắc trở  và tuyệt vọng đến thế nào thì bạn cũng luôn phải đọc to khẩu hiệu tích cực. Ở một mức độ nào đó thì điều này luôn rất đúng, chúng ta thực sự nên duy trì những góc nhìn tươi sáng vào cuộc sống để chăm chút những góc nội tại của bản thân.  Nhưng vấn đề là cuộc sống không phải lúc nào cũng tuyệt vời. Những trải nghiệm đau khổ, thất vọng và vô lý đến cùng cực sẽ tìm đến bạn một cách thường xuyên, nó có thể “nhấn chìm” sự tích cực của bạn bất cứ lúc nào. Vậy ta phải làm gì?

    Một vài bài học khôn ngoan nhất trong cuộc đời sẽ luôn xuất hiện từ tổn thương nhưng bài học đó có thể không bao giờ được nhận ra nếu bạn không đối mặt và chia sẻ nó. Dũng cảm bước ra từ nỗi đau và chia sẻ chúng có thể là một trong những cản trở đầu tiên khó khăn lớn nhất của chúng ta. Vì nó để “lộ” ra chúng ta đang bị tổn thương, chúng ta là kẻ thất bại, là kẻ kém cỏi, hèn nhát và thêm nữa phải đối mặt với rất nhiều điều cấm kỵ, rằng chúng ta hãy nên sống tích cực và biết tự hài lòng, rằng ngoài kia còn có nhiều người khổ hơn, rằng ngoài kia có nhiều điều vô lý hơn mà người ta còn phải chịu, rằng hãy vượt qua đi thì mới là điều xứng đáng…

    Việc đè bẹp sự tổn thương chỉ khiến tình trạng càng thêm tệ . Nó đầu độc và khiến chúng ta cực kỳ mệt mỏi, chán nản và dẫn đến trầm cảm. Vì thế việc đối mặt, chuyển đổi nỗi đau thành một thông điệp mang tính hy vọng và truyền sức mạnh trên nền tảng sự thật và công lý là điều mà mình nghĩ sẽ có tác dụng chữa lành tốt nhất.

    Chia sẻ nỗi đau riêng sẽ giúp chúng ta vượt lên nó, đây cũng là dịp để bạn nhìn nhận ra tình yêu thương, sự sẻ chia và lòng đồng cảm của gia đình, của bạn bè và những con người có tấm lòng trắc ẩn, thiện lương thật sự sẽ ở bên bạn ủng hộ bạn để bạn vượt qua. Nếu không nói ra thì ai biết mà chia sẻ và nó sẽ là một thứ mãi mãi nằm ở đó, ở trong tiềm thức, nó hiện hữu hằng ngày, hằng giờ nó làm phiền và kìm hãm chúng ta ra khỏi nhiều vấn đề. Nhưng một khi chúng ta chia sẻ và cố gắng thay đổi ý nghĩa của nỗi đau thì có thể nỗi đau sẽ là thứ gì đó nằm ở bên ngoài. Và cuối cùng, chúng ta sống mà không cảm thấy bế tắc trong những nỗi đau đó nữa…và cuộc đời là một hành trình nhiều chặng, rất nhiều màu sắc, lựa chọn như thế nào là hoàn toàn do bạn!

    (bài viết khác cùng chủ đề của mẹ Gasqueteleme)

  • Vào đúng buổi chiều 22.2.2022 rét mướt, ngày mà mọi người nói là rất đặc biệt, mình đã bỏ điện thoại ra ghi âm 1 đoạn audio, đây là bước đầu tiên bắt buộc phải có để có thể hoàn thiện được kênh podcast :), vì vậy mình không chuẩn bị nội dung trước, nghĩ sao nói vậy,  mình sẽ hoàn thiện dần nội dung có chiều sâu hơn vào những kỳ sau. Hi vọng mọi người sẽ ủng hộ GAPAMA nhé :).

    Rất trân quý những tình cảm của mọi người dành cho GAPAMA

  • Saknas det avsnitt?

    Klicka här för att uppdatera flödet manuellt.