Avsnitt

  • Cuộc chuyện trò dài được cô đọng và biên tập lại gần 90 phút nhưng đó là 80 năm thăng trầm cuộc đời của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cùng những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn sau chiến tranh. Trong cuộc chuyện trò với nhà báo Vũ Kim Hạnh trong chương trình 5W1H kỳ này, Lần đầu tiên, bà Phạm Chi Lan cũng kể về chuyện tình yêu, chuyện làm vợ và làm mẹ - đan xen giữa những câu chuyện nhà lẫn chuyện thế sự. Bà cũng hé lộ những chi tiết “lần đầu mới kể” như bà sinh ra ở Long Xuyên, trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) sau ngày đất nước thống nhất, người chứng kiến những đổi thay của doanh nghiệp và đất nước, sự bén rễ của kinh tế thị trường tại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 1994 trở đi khi Việt Nam mở cửa với thế giới bên ngoài…“Bạn đồng hành với phát triển của doanh nghiệp Việt Nam” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan#5W1HPodcast #maybevn #PhamChiLan #Maybepodcast #VuKimHanhNhững nội dung chính trong tập này:00:49 NGƯỜI HÀ NỘI SINH Ở LONG XUYÊN01:04 – (Where) Tuy sinh ra ở Hà Nội, lớn lên đi học ở Hà Nội, tuy nhiên có ý kiến cho rằng chị Chi Lan quê ở An Giang. Chị thấy ý kiến đó như thế nào?03:24 – (What) Chị có nhớ làm việc với tổ chức quốc tế đầu tiên nào ở Việt Nam?04:08 LẦN ĐẦU TIÊN VÀO MIỀN NAM05:04 – (How) Chị có nhớ cảm giác khi đi cùng đoàn đại biểu kinh tế miền Bắc vào thăm miền Nam sau ngày đất nước thống nhất?08:42 ĐOÀN DOANH NGHIỆP MIỀN NAM BẮC TIẾN09:45 – (What) Doanh nhân miền Nam háo hức tìm đến thị trường miền Bắc. Câu chuyện các thành viên Hội DNHVNCLC theo đoàn Thủ tướng Phan Văn Khải ra Hà Nội?17:09 THƯƠNG NHAU QUA CÁI DẠ DÀY19:42 – (How) Cuộc tình Lan Hảo?29:22 TÔN TRỌNG CÁCH CON NHÌN VỀ THẾ GIỚI34:04 – (What) Tuấn Anh – con trai duy nhất - làm tư vấn tài chính ngân hàng. Giang – con dâu đang làm ngân hàng lương rất cao. Cả hai nghỉ việc đi làm bếp, đi bán bếp?45:15 DOANH NGHIỆP XÃ HỘI46:21 – (How) Hôm vừa rồi đi Thaifex, biết rằng chính phủ Thái Lan trao giải thưởng dành cho những người anh hùng làm kinh tế xanh, đem lại lợi ích cho người yếu thế?49:18 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐƯỢC CỞI TRÓI51:17 – (What) Năm 1990 Luật về kinh tế tư nhân ra đời. Hai năm sau, ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, chấp chính đến 1997 chuyển giao cho ông Phan Văn Khải. Năm 1997, Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm?01:10:40 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI01:11:26 – (Why) Vì sao, trong hoàn cảnh nào chị phát biểu Việt Nam là đất nước không chịu phát triển?

  • Trở về Việt Nam sau chuyến du học tại Canada, Vưu Lệ Quyên (CEO Biti’s) được kỳ vọng sẽ tiếp tục kế nghiệp gia đình. Tuy nhiên, khoảng thời gian cô chính thức tiếp quản Biti’s cũng là lúc mà đại dịch Covid-19 bùng phát. Khó khăn chồng chất khó khăn, người phụ nữ bé nhỏ này đã phải gánh trên vai mình cuộc sống của 8000 cán bộ công nhân viên. Nhưng bằng sự tận tâm và nỗ lực của mình, Vưu Lệ Quyên đã xuất sắc giữ vững Biti’s và cùng các cộng sự vượt qua thời kỳ khủng hoảng ấy. Không những thế cô cũng thành lập ra cộng đồng Happy Biti’s hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường làm việc, học tập hạnh phúc và hiệu quả.Kế thừa một sự nghiệp to lớn từ gia đình, mà còn là thương hiệu quốc gia, không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên với sự nhiệt thành thừa hưởng từ ba và sự điềm tĩnh, bao dung từ mẹ chính là nền tảng giúp Vưu Lệ Quyên trở thành một nhà lãnh đạo tài đức. Là yếu tố giúp cho cô giữ được giá trị truyền thống của thương hiệu chính là sự tử tế, chân chính và phụng sự cho xã hội. Cùng 5W1H theo dõi cuộc trò chuyện của 2 người bạn vong niên giữa nhà báo Vũ Kim Hạnh và CEO Biti’s Vưu Lệ Quyên về hành trình tiếp nối sứ mệnh nâng niu bàn chân Việt.#Maybepodcast #5W1HPodcast #Maybevn #VuKimHanh #Vuulequyen #Biti

  • Saknas det avsnitt?

    Klicka här för att uppdatera flödet manuellt.

  • #5w1hpodcast #maybepodcast #vietnamleaders Trở thành triệu phú đô la ở tuổi 35 và bắt đầu khởi nghiệp khi đã bước sang tứ tuần, Nguyễn Tuấn Quỳnh được mệnh danh là người truyền lửa cho thế hệ trẻ. Với phương châm làm việc hết sức, vui chơi hết mình, Chủ tịch của Saigon Books luôn thể hiện được bản thân là một người tràn đầy sự nhiệt huyết, năng lượng và sung sức. Không làm thì thôi nhưng đối với ông một khi đã làm thì phải đào thật sâu và thật giỏi trong lĩnh vực mình làm.Từng hoạt động trong các lĩnh vực từ khí đốt, xăng dầu cho đến kinh doanh vàng bạc đá quý và hiện tại là sách, qua bao nhiêu thăng trầm, thành công có, thất bại cũng không thể đếm xuể trên đầu ngón tay, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh đã rút ra rất nhiều bài học sâu sắc cho riêng bản thân ông. Câu chuyện thú vị của ông cùng những bài học về kinh doanh đã được chia sẻ trong cuộc trò chuyện giữa nhà báo Vũ Kim Hạnh và Chủ tịch Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh tại chương trình 5W1H tuần này. #5W1HPodcast #maybevn #NguyenTuanQuynh #SaigonBooks #Maybepodcast #VuKimHanh

  • #5w1hpodcast #maybepodcast #vietnamleaders**Vì lý do thời tiết nên âm thanh trong tập phát sóng chưa được hoàn hảo. Mong quý khán giả lượng thứ và bỏ qua***Từ một sinh viên trường Kiến trúc nhưng lại thích bình luận về phim ảnh, Phan Gia Nhật Linh quyết định trở thành một nhà làm phim với cả vai trò là đạo diễn và nhà sản xuất để thỏa mãn niềm say mê với bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Sau những năm tháng học về điện ảnh tại kinh đô ánh sáng Hollywood, với mơ ước mang văn hoá và con người Việt Nam vào màn ảnh và ra thế giới, Phan Gia Nhật Linh trở về Việt Nam sau những hoạt động trong nước và đạo diễn thành công nhiều bộ phim ăn khách như Em là bà Nội của anh, Em và Trịnh…cũng như là nhà sản xuất cho phim remake nổi tiếng Tiệc trăng máu của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng…. Phan Gia Nhật Linh nhìn nhận điện ảnh là một trong những cách thức quảng bá văn hóa và lịch sử hiệu quả nhất. Với quan điểm “To be global, you have to be local” - “Phải thật địa phương, để vươn địa cầu”, anh đã và đang thực hiện “triết lý” đó bằng việc bắt tay vào làm các dự án phim lịch sử, mà điểm đến là tái hiện lại những trận đại chiến hào hùng trên Bạch Đằng giang chống quân xâm lược. Trong tập 5W1H lần này, nhà báo Kim Hạnh đã cùng trò chuyện với Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh về hành trình biến giấc mơ kể chuyện bằng điện ảnh thành hiện thực và những ấp ủ của anh về truyền bá văn hóa bản địa thông qua nghệ thuật thứ bảy. #Maybepodcast #5W1HPodcast #Maybevn #VuKimHanh #PhanGiaNhatLinhNhững nội dung chính trong tập này:01:15 - PHẢI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ VƯƠN ĐỊA CẦU01:56 – (Why) Vì sao Nhật Linh muốn làm người kể chuyện bằng hình ảnh về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam?02:35 – (Quotes) Từ nhỏ tôi đã ước mơ được sử dụng sức mạnh của điện ảnh để kể những câu chuyện tuyệt vời05:09 – (Quotes) To be global you have to be local05:29 – CÔNG THỨC LÀM PHIM ĂN KHÁCH07:09 – (How) Nhật Linh áp dụng những kiến thức được học ở Hollywood vào việc làm phim ở Việt Nam như thế nào?08:37 – KỸ + MỸ = NGHỆ09:53 – (Why) Vì sao Nhật Linh thần tượng James Cameron?10:51 – (Quotes) Sự phát triển của kỹ thuật sẽ thúc đẩy sự thăng hoa của nghệ thuật11:28 – (Quotes) Đạo diễn chính là kiến trúc sư của nghệ thuật thứ 712:05 – CHÊ THÌ DỄ LÀM MỚI KHÓ13:06 – (What) Quá trình làm phê bình điện ảnh giúp ích gì cho vai trò là đạo diễn của Nhật Linh sau này?17:12 – (Quotes) Chê thì rất là dễ, làm mới là việc khó17:42 – (Quotes) Khen chê là đặc quyền của khán giả20:08 – LÀM LẠI HAY LÀM MỚI22:14 – (Why) Vì sao đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đứng ra làm sản xuất cho bộ phim Em và Trịnh?25:30 – (What) Quá trình làm phim Em và Trịnh đã đối diện với những khó khăn nào?27:13 – (What) Phim “Em là bà nội của anh” để lại cho Nhật Linh những kỷ niệm sâu sắc nào?30:42 – MỘNG BẠCH ĐẰNG GIANG31:40 – (What) Những dự định của Nhật Linh về loạt phim lịch sử Việt Nam là gì?32:19 - (Quotes) Điện ảnh có sức mạnh to lớn giúp quảng bá văn hóa, lịch sử của một quốc gia35:08 – (Quotes) Làm phim không chỉ là làm nghệ thuật mà còn phải giải quyết bài toán kinh doanh37:40 – (Quotes) Đôi khi cần phải làm những bộ phim theo thị hiếu để kiếm tiền đầu tư vào những dự án phim đang theo đuổi39:25 ĐIỆN ẢNH YÊU NƯỚC40:40 – (What) Nhật Linh muốn gửi gắm điều gì qua các bộ phim về những vị anh hùng dân tộc?43:18 – A.I SẼ LÀM PHIM?44:49 – (How) Nhật Linh đánh giá như thế nào về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành điện ảnh?46:22 – KIỂM DUYỆT KHÔNG KIỂM SOÁT47:06 – (How) Nhật Linh suy nghĩ như thế nào về những rào cản kiểm duyệt của Việt Nam?48:05 – (Quotes) Bản chất của kiểm duyệt là để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành điện ảnh49:23 - MA LỰC CỦA MÀN ẢNH49:46 – (How) Nhật Linh nghĩ thế nào về ma lực của màn ảnh?49:51 – (Quotes) Một bộ phim có thể thay đổi quan điểm của một người về cuộc sống53:07 – (What) Nhật Linh có những kỷ niệm nào khi làm giám khảo Liên hoan phim Osaka Châu Á?

  • Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc bước vào hành trình nghệ thuật từ năm 8 tuổi, đến nay sau gần 55 năm đã gặt hái được vô số những thành công trong sự nghiệp, tạo tiếng vang lớn và trở thành một tượng đài của ngành kịch-nghệ Việt nam. Tiếp nối phần 1 của cuộc trò chuyện với Nhà báo Kim Hạnh, Nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ về những suy tư không chỉ với vai trò là một diễn viên, đạo diễn mà còn là một người công dân đối với Đất Nước. Phần 2 của cuộc trò chuyện này còn tiết lộ những bí mật mà có lẽ Thành Lộc chỉ có thể nói khi người hỏi có sự đồng điệu trong tư duy và góc nhìn, mà không ai khác chính là người bạn thâm giao Kim Hạnh.Mời bạn cùng 5W1H podcast ngồi xuống và lắng nghe câu chuyện tuyệt vời này. #thanhloc #vukimhanh

  • #5w1hpodcast #maybepodcast #vietnamleadersTừng là thủy thủ tàu viễn dương và kinh doanh thành công trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thế nhưng, “cái gốc nhà nông” từ thuở bé đã thôi thúc ông Trần Phong Lan dấn thân vào một ngành tưởng dễ mà vô cùng gian truân: Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. Từng trang nhật kí ngày trẻ lênh đênh trên biển chứa đừng ước mơ làm ra những nông trại xanh, sạch nay dần được hiện thực hóa. Ông gọi tên nó là thú vui làm sống lại và tạo ra giá trị thật cho những mảnh đất đang bị hoang hóa vì phân lô, bán nền vì lợi ích trước mắt của nhiều người.Điều gì đã giúp ông mạnh dạn tuyên bố “Mọi người cứ làm, có gì anh Năm lo” khi thuyết phục những người đồng sự theo đuổi con đường cần quá nhiều sự liều lĩnh này? Tại sao trong kinh doanh, việc “Làm Thật-Nói Thật” luôn khó hơn tô vẽ những điều không có? Và điều gì làm cho vị host quen thuộc của chúng ta cảm thấy “có lỗi” vô cùng trong câu chuyện này? Hãy cùng theo dõi câu chuyện giữa Má Ba- nhà báo Vũ Kim Hạnh và người bạn đặc biệt- Anh Năm- Trần Phong Lan, Giám Đốc công ty cổ phần DannyGreen nổi danh với sản phẩm dưa lưới và bí hạt đậu hữu cơ tại thị trường Việt Nam tại studio của 5W1H podcast.#maybevn#dannygreen #TranPhongLan #VuKimHanh Những nội dung chính01:45 - CÁNH HẢI ÂU VIỄN DƯƠNG02:15 - (Why) Vì sao anh học về biển mà lại làm về nông nghiệp?04:21 - QUẢ NGỌT CỦA NIỀM TIN04:59 - (How) Dưa lưới và bí hạt đậu của Hải u được sản xuất theo chuẩn nào?07:43 - (How) Chặng đường sản xuất dưa lưới hữu cơ DannyGreen diễn ra như thế nào?12:55 - HỮU CƠ TÂM LÝ CHIẾN14:16 - (How) Anh đã gặp những khó khăn như thế nào trong việc đảm bảo tính toàn vẹn cho hai chữ Hữu Cơ?25:38 - ĐI BÁN SỰ THẬT30:56 - CÔNG NGHỆ GIỮ GIÁ LÚC ĐƯỢC MÙA38:12 - THÀNH BẠI TỪ YẾU TỐ VÙNG NGUYÊN LIỆU42:18 - PHÂN LÔ BÁN NỀN GIẾT NÔNG NGHIỆP48:44 - CHĂM CON GÀ BÁN QUẢ TRỨNG52:00 - (How) Vai trò của việc tham gia hội chợ đối với kế hoạch xúc tiến thị trường xuất khẩu của công ty như thế nào?57:36 - MỘT NỬA SỰ THẬT LÀ CHƯA ĐỦ01:03:16 - BIẾT BƠI CHƯA CHẮC SỐNG SÓT

  • #5w1hpodcast #maybepodcast #maybevnNghệ sĩ ưu tú Thành Lộc bước vào hành trình nghệ thuật từ năm 8 tuổi, đến nay sau gần 55 năm đã gặt hái được vô số những thành công trong sự nghiệp, tạo tiếng vang lớn và trở thành một tượng đài của ngành kịch-nghệ Việt nam. . Tuy nhiên, với một tâm hồn còn chất chứa nhiều ưu tư với cuộc đời và thời cuộc, Thành Lộc cảm nhận được rằng chỉ là người diễn viên dường như chưa đủ để ông thể hiện được vai trò công dân của mình đối với đất nước và con người. Rất may mắn trên con đường nghệ thuật của mình, Thành Lộc đã tìm được lời giải cho những suy tư của mình.Với Thành Lộc, đã là người nghệ sĩ ai mà không mong cầu được tắm táp trong hào quang của danh vọng. Vậy nhưng, có một hào quang khác ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn mà Thành Lộc, với gần như cả đời cống hiến cho nghệ thuật đã chiêm nghiệm ra. Trong dịp hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông sau một bước lớn “hậu Idecaf”, nghệ sĩ Thành Lộc đã ngồi xuống hàn huyên cùng với người bạn thâm niên- nhà báo Kim Hạnh để kể về hành trình chiêm nghiệm này. Biết bao câu chuyện hiếm khi được hỏi, và cũng hiếm khi được kể đã được hai vị bằng hữu sẻ chia trong một bối cảnh sân khấu cũng chưa từng xuất hiện tại 5W1H. Tập 5W1H này chứa đựng quá nhiều điều đặc biệt mà Maybe háo hức muốn mang đến với các bạn…Vì có quá nhiều những điều đặc biệt, nên Maybe mạn phép xin được tách tập này ra làm 2 phần và phát sóng cách nhau 1 tuần. Một là để quý vị tiện theo dõi không bị quá tải, hai là để cuộc trò chuyện quý giá này được “ở lại” với chúng ta lâu hơn. #thanhloc #vukimhanhTrong cuộc trò chuyện (Phần 1) này2:13 - CHỌN VAI CHO CUỘC ĐỜI5:16 - (Why) Tại sao Thành Lộc chọn lĩnh vực kịch nói trong khi gia đình có truyền thống Cải lương - Tuồng cổ?11:33 - MỘT HÀO QUANG KHÁC12:03 - (What) Điều gì thôi thúc Thành Lộc trở thành một đạo diễn sân khấu bên cạnh việc đã làm một diễn viên thành danh?17:01 - PHÙ THUỶ VÀ CON QUỶ23:12 - NHỮNG THẦN TƯỢNG CỦA THẦN TƯỢNG28:04 - NGÀY XỬA NGÀY XƯA28:50 - (What) Điều gì đã tạo ra sự thành công vượt thời gian cho vở kịch thiếu nhi Ngày Xửa Ngày Xưa?34:54 - ÁNH ĐÈN ĐƯỜNG NHIỆM MẦU35:43 - (How) Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với các hình thức biểu diễn nghệ thuật?40:48 - ĐI RA ĐỂ THẤY ÁNH SÁNG40:57 - (How) Nghệ sĩ Ea Sola đã tác động đến Thành Lộc như thế nào trong phong cách sử dụng ánh sáng trên sân khấu? Đón xem phần 2 vào ngày 20/7/2023 tại Maybe Podcast https://www.youtube.com/channel/UC-MObwTmug4dsSgwgrKCGgw

  • Bút bi Thiên Long có lẽ đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng cho thuở ngồi trên ghế nhà trường của nhiều thế hệ người Việt, đặc biệt là từ lứa học trò 8x. Sau hơn 40 năm phát triển, các sản phẩm của công ty cổ phần Thiên Long đã chiếm đến hơn 60% thị phần ngành văn phòng phẩm nội địa và vươn ra 67 quốc gia trên thế giới với tổng giá trị vốn hóa lên đến 4 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, ít người biết và nhớ rằng tất cả được bắt đầu từ khoản vốn đầu tiên là 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng mà ông Cô Gia Thọ, người sáng lập thương hiệu Thiên Long, đã dùng để đi giao những chiếc bút bi nhỏ và viết lên một phần trong chương sử nền kinh tế Việt Nam thời kì đổi mới.Trong tập 5W1H podcast lần này, nhà báo Vũ Kim Hạnh đã cùng ngồi chuyện trò với người bạn lâu năm Cô Gia Thọ- Chủ tịch HDQT Tập đoàn Thiên Long- và hồi tưởng lại một đoạn hành trình khởi lập, phát triển của thương hiệu Thiên Long trong bước đồng hành cùng danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao từ thuở khai sinh hòa cùng nhịp đập sôi động của kinh tế nội địa suốt 4 thập kỉ.#5w1hpodcast #maybevn #maybepodcast #tapdoanthienlong #cogiatho02:03 - CHIẾC XE ĐẠP VÀ 2 CHỈ VÀNG02:57 - (How) Trong chặng đường hơn 40 năm của Thiên Long cảm xúc lớn nhất của anh là gì?05:00 - (What) Những gian khổ nào anh đã trải qua trong chặng đường đầu tiên ấy?05:52 - (What) Cơ duyên nào mà anh gặp được vợ mình thời mới xây dựng cơ nghiệp?07:59 - HÀNH TRÌNH KÝ ỨC09:00 - (Why) Vì sao anh chọn cây bút bi để khởi nghiệp?10:35 - NHỎ BÉ NHƯNG TINH TẾ10:47 - (What) Hiện Thiên Long đã sản xuất được những nguyên liệu nào của chiếc bút bi?14:39 - (How) Thiên Long đầu tư vào máy móc, nguyên liệu như thế nào?16:29 - CỘNG HƯỞNG CÙNG NHỊP ĐẬP KINH TẾ ĐẤT NƯỚC18:31 - (What) Những khác biệt nào là lớn nhất giữa vai trò quản lý một cơ sở sản xuất so với một công ty tập đoàn?20:26 - (What) Hành trình đồng hành với những biến đổi kinh tế đất nước đã cho Thiên Long những kinh nghiệm nào trong việc phát triển?20:49 - MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGƯỢC21:43 - (How) Kiến thức có được từ quá trình học hỏi ở nước ngoài được anh truyền đạt đến đội ngũ của mình như thế nào?23:15 - (How) Kinh nghiệm của anh trong việc mời người, giữ người và phát huy năng lực của họ?25:55 - HOÀN THIỆN NHỜ KHÁCH HÀNG KHÓ TÍNH26:26 - (What) Bí quyết để Thiên Long thâm nhập và phát triển nhanh trên thị trường ngoài nước?29:27 - (How) Chiến lược của Thiên Long đối với những thị trường khó tính như Nhật và Mỹ là như thế nào?30:39 - HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO31:27 - (What) Những kỉ niệm nào mà anh nhớ nhất trong hành trình dài đồng hành cùng hội DN HVNCLC?34:34 - BƯỚC ĐI DÀI TRÊN NHỮNG VÒNG ĐỜI NGẮN35:54 - (How) Chiến lược phát triển sắp tới của Thiên Long như thế nào?38:55 - LỜI KHUYÊN CHO BẠN TRẺ KHỞI NGHIỆP40:07 - (What) Anh có lời khuyên gì cho bạn trẻ khởi nghiệp?45:53 - SỰ NGHIỆP VÀ GIA ĐÌNH46:05 - (What) Bí quyết nào giúp anh duy trì sự cân bằng giữa các khía cạnh của cuộc sống?49:07 - (How) Anh cân đối giữa yêu cầu giao tiếp sau giờ làm và thời gian cho gia đình như thế nào?

  • Bí quyết để tăng giá trị và giữ giá bán ổn định của sản phẩm mình làm ra là “Không Đặt Tất Cả Rủi Ro Lên Người Mua”. Đây là điều mà ông Phan Minh Thông, người được mệnh danh là “Vua” hồ tiêu Việt Nam chia sẻ khi nói về sự thành công trong lĩnh vực xuất khẩu hồ tiêu nhờ vào việc chọn hướng đi đúng, đi trước và tập trung đầu tư “sâu” vào vùng nguyên liệu và quy trình chế biến theo các tiêu chuẩn và xu hướng đang diễn ra trên thế giới. Nguyên tắc kinh doanh này thấm sâu vào cốt lõi và tạo ra thành công tiếp tục cho sản phẩm cà phê đặc sản BLUE SƠN LA và tiếng vang cho thương hiệu K Coffee của Công ty CP Phúc Sinh, nơi ông Thông là người khai sinh và dẫn dắt gần 2 thập kỉ qua. Trong khi kể chuyện, ông Phan Minh Thông nhiều lần sử dụng đại từ nhân xưng “Phúc Sinh” thay cho đại từ Tôi. Điều này có thể cho thấy ông xem doanh nghiệp và bản thân ông là một, và ông coi trọng giá trị mà tập thể - con người của doanh nghiệp mang lại, đặt nó lên trước tính cá nhân. Đó cũng chính là một trong những quan điểm quản trị đắt giá mà ông sử dụng để tạo dựng thành công cho doanh nghiệp của mình. Cùng theo dõi để hiểu thêm về Lịch Sử & Tầm Nhìn của ông Phan Minh Thông, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Phúc Sinh, trong cuộc trò chuyện đầy cảm hứng cùng nhà báo Vũ Kim Hạnh ở tập 5W1H lần này.#Maybepodcast #5W1HPodcast #Maybevn02:08 - CHỮ TÍN VÀ LÒNG TIN3:19 - (How) Yếu tố “liều lĩnh” khi bắt đầu bước vào kinh doanh được hiểu như thế nào?6:52 - (What) Chìa khóa nào để anh thuyết phục đối tác cấp vốn cho mình?09:55 - VÙNG ĐẤT MỚI CỦA CÀ PHÊ10:24 - (Why) Vì sao Phúc Sinh xây dựng nhà máy chế biến Arabica ở Việt Nam?17:28 - (How) Phúc Sinh đã khơi nguồn cho vị thế ngày hôm nay của vùng đất nông nghiệp Sơn La như thế nào?19:01 - DƯỠNG GỐC - CHĂM NGỌN - THU QUẢ NGON19:20 - (How) Quá trình thuyết phục người tiêu dùng làm quen với cà phê nguyên chất khó khăn như thế nào?21:42 - ĐI RA - ĐI TRƯỚC - ĐỂ ĐI XA22:14 - (How) Chuyến đi ngược gió của Phúc Sinh vào thị trường hồ tiêudiễn ra như thế nào?25:11 - ĐI ĐỂ TRỞ VỀ26:01 - (How) Phúc Sinh đã đi ra thị trường thế giới như thế nào?28:10 - (Why) Tại sao Phúc Sinh luôn tạo cơ hội cho nhân sự được đi công tác ở nước ngoài?31:49 - TƯ DUY KHÔNG GIỚI HẠN35:59 - SỐ HOÁ VÀ MINH BẠCH36:19 - (How) Phúc Sinh số hóa việc kinh doanh như thế nào?38:16 - (What) Phúc Sinh đang sử dụng dịch vụ kiểm toán với công ty nào của Big 4?41:10 - TIÊU CHUẨN LÀ SỐNG CÒN41:40 - (How) Tầm quan trọng của tiêu chuẩn trong thị trường Việt Nam?46:41 - CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG47:10 - (What) Vai trò nào anh cảm thấy hào hứng nhất trong chuỗi giá trị của Phúc Sinh?49:13 - (What) Phát triển bền vững tạo ra những cơ hội thị trường nào cho Việt Nam?51:53 - LÀM KINH DOANH CHƠI NGHỆ THUẬT52:18 - (What) Niềm đam mê nào đã thúc đẩy anh viết sách bên cạnh việc kinh doanh vô cùng bận rộn?55:13 - (What) Cơ duyên nào đã giúp anh gặp được đạo diễn, nhà văn Xuân Phượng?

  • Mayu Ino, nhà nghiên cứu người Nhật, ban đầu chỉ đến Việt Nam vì một luận án thạc sĩ nhưng chọn ở lại nơi đây vì yêu mến văn hoá, con người cùng một lý tưởng lớn, đó là làm nông nghiệp hữu cơ vì tương lai xanh tại Việt Nam. Năm 2009, chị Mayu Ino đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Seed To Table và đến những vùng nông thôn Việt Nam dạy người nông dân canh tác nông nghiệp hữu cơ.Tại 5W1H lần này, Nhà báo Kim Hạnh cùng chị Mayu Ino đã có một cuộc trò chuyện đầy thú vị mà đôi khi lắng nghe, chúng ta quên mất đây là một người Nhật bởi sự am tường về ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam của chị qua những câu chuyện quá đỗi lý thú. Đó là những chuyến đi tìm hiểu văn hoá ở vùng cao về áo chàm của người Tày, về nghề rèn Phúc Sen và những bữa ăn tối không thể tránh khỏi màn nhậu rượu tâm tình cùng người dân miền núi. Đó cũng là những chia sẻ hài hước về ẩm thực miền Nam, về thịt chuột đồng và lẩu mắm miền Tây.Những câu chuyện về hành trình đi dạy người Việt làm nông nghiệp hữu cơ sẽ cho chúng ta cái nhìn đầy thiện cảm về Mayu Ino, một người Nhật đem lòng yêu đất Việt. Từ đó, ta tự hào về lòng tốt vô hạn của con người và suy ngẫm về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên hữu hạn của thiên nhiên.#maybepodcast #maybevn #5W1HPodcast01:49 - NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN 3:12 - (How) Chuyến đi đến Cao Bằng làm luận văn về bảo vệ rừng và phát triển cộng đồng của Mayu diễn ra như thế nào?4:59 - (How) Trải nghiệm của Mayu khi đồng hành cùng bà con đồng bào miền núi trong những chuyến công tác?7:37 - (How) Trẻ em vùng cao trong những năm đầu Mayu đến đi học như thế nào? 8:36 - NGƯỜI VIỆT QUA LĂNG KÍNH MAYU 8:48 - (Why) Vì sao Mayu chọn Bến Tre cho luận văn của mình? 10:42 - (Why) Từ một người học sử và hoạt động cộng đồng, vì sao Mayu chọn gắn bó với đồng ruộng Việt Nam? 12:46 - (Who) Mô hình “Miếng vườn của tôi” trong các trường học xuất phát từ ai? 14:42 - (How) Các bậc phụ huynh học sinh nhận định như thế nào về việc con mình đi theo nghề nông? 20:54 - (How) Có tình trạng phong trào khi thực hiện dự án “Mảnh vườn của em” hay không? 21:26 - GIA TĂNG GIÁ TRỊ NÔNG SẢN 22:06 - (How) Câu chuyện chế biến và xúc tiến hàng hóa vào Nhật diễn ra như thế nào?23:03 - (How) Câu chuyện về xây nhà chế biến phụ nữ ở tỉnh Hòa Bình và Bến Tre? 25:57 - KẾT NỐI XUẤT HÀNG SANG NHẬT 27:13 - (How) Triển vọng xuất khẩu hàng sang Nhật sau chuyến thăm của bà Abe Akie là như thế nào?29:48 - PGS VÀ HỢP TÁC CỘNG ĐỒNG 30:12 - (How) Những khó khăn của cộng đồng PGS khi xây dựng nông nghiệp hữu cơ? 32:13 - (What) Sự khác biệt của PGS so với những hình thức làm nông nghiệp hữu cơ khác là gì? 34:50 - (What) Thước đo nào để chứng minh sự nghiêm khắc trong thực hiện PGS? 36:47 - GÌN GIỮ NGHỀ NÔNG 37:06 - (How) Cộng đồng trẻ ở Bến Tre và Đồng Tháp quan tâm đến ngành nông nghiệp như thế nào?41:40 - NÔNG NGHIỆP XANH42:06 - (How) Triển vọng của nông nghiệp hữu cơ trong xu hướng kinh tế xanh trong tương lai như thế nào? 44:07 - NHẬT KIỀU NHIỀU CHUYỆN VIỆT44:24 - (How) Mayu nhận thấy sự khác biệt và đa dạng về văn hoá vùng miền ở Việt Nam như thế nào? 45:28 - (How) Cảm nhận của Mayu về ẩm thực miền Nam?v

  • Thuận ý trời - Hợp lòng dân là triết lý mà Chủ tịch Huỳnh Văn Thòn đã gửi gắm vào cái tên “Lộc Trời” sau cuộc chuyển hoá từ công ty Bảo vệ thực vật An Giang sang tập đoàn Lộc Trời. Trong hành trình ấy, Lộc Trời đã thay đổi tư duy về trách nhiệm của mình từ làm theo ý nông dân đến đồng hành, hướng dẫn người nông dân cùng phát triển và thành công. Ông Huỳnh Văn Thòn gọi đó là bước chuyển đổi từ Tự Phát sang Tự Giác.Có thể nói sự chuyển hoá này là một quyết định to lớn và mạo hiểm trong sự nghiệp của Doanh nhân Huỳnh Văn Thòn. Điều gì đã thôi thúc ông đi đến quyết định táo bạo ấy, và nguyên nhân nào đã khiến gần như toàn bộ đội ngũ “anh em” quyết sát cánh đồng hành cùng ông trong công cuộc này? Hãy chiêm nghiệm cùng 5W1H trong cuộc trò chuyện giữa nhà báo Vũ Kim Hạnh và ông Huỳnh Văn Thòn trong tập phát sóng này.

    #maybepodcast #maybevn #5W1HPodcast1:50 - DÒ ĐƯỜNG ĐỂ DẪN ĐƯỜNG2:09 - (How) Cảm xúc của anh khi nhìn thấy hình ảnh cánh đồng lúavà drone?3:26 - (How) Cái tên Lộc Trời có ý nghĩa như thế nào đối với ông và công ty?9:47 - ƠN TỪ NGƯỜI LỘC TỪ TRỜI11:11 - (What) Sự chuyển hóa từ “Bảo vệ thực vật An Giang” đến “Lộc Trời” mang ý nghĩa gì?12:54 - TỪ TỰ PHÁT ĐẾN TỰ GIÁC14:47 - (What) Định hướng phát triển và chỉ đạo của anh đối với Lộc Trời sau giai đoạn tự phát là gì?22:09 - LÀM CHẬM ĂN LÂU22:58 - (How) Lộc Trời nhìn nhận tầm quan trọng của việc tạo giống cây như thế nào?26:43 - VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM CÒ26:51 - (How) Cuộc gặp của anh với những người môi giới diễn ra như thế nào?38:38 - CUỘC CHẠY ĐUA TIẾP SỨC39:06 - (How) Bí quyết giúp chuyển hóa nhân sự để phù hợp với mục tiêu của tổ chức mới?43:19 - BA PHẦN MAY BẢY PHẦN LIỀU43:57 - (How) Cảm xúc của anh khi nghĩ lại quá trình chuyển hoá từ công ty bảo vệ thực vật sang Lộc Trời?50:15 - (What) Yếu tố nào giúp việc phân chia quyền lợi đảm bảo tính công bằng và phù hợp với văn hoá Việt?

  • Trong cuộc trò chuyện với Nhà báo Kim Hạnh, doanh nhân Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin đã lý giải về 4 chữ cái Q.U.A.D, đại diện cho Quality, Unique, Authentic và Desire. Đây chính là bốn yếu tố dẫn lối Secoin trên con đường đi đến thành công, nhiều lần bắt tay với các ông lớn trên thị trường như Lamborghini, Pfizer,...và trở thành thương hiệu gạch bông cao cấp được giới thượng lưu toàn cầu ưa chuộng. Tại đây, doanh nhân Đinh Hồng Kỳ cũng mang đến một góc nhìn tận tâm từ một nghệ sỹ kể về lịch sử của ngành gạch bông, và bằng tầm nhìn chiến lược của một nhà lãnh đạo, ông đã nói về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tương lai của thế giới trong thời kỳ mới.⁠2:35⁠ - (What) Secoin có những dòng sản phẩm nào?⁠3:43⁠ - QUY TRÌNH 9-2 ⁠4:19⁠ - (How) Quy trình làm gạch bông nghệ thuật của Secoin diễn ra như thế nào?⁠9:38⁠ - HOLLYWOOD, LAMBORGHINI VÀ PFIZER⁠10:09⁠ - (How) Con đường đưa gạch Secoin đến Hollywood diễn ra như thế nào?⁠12:33⁠ - (How) Sự hợp tác của Secoin và Lamborghini diễn ra như thế nào?⁠13:39⁠ - (How) Câu chuyện làm gạch cho Pfizer?⁠14:20⁠ - DUYÊN VÀ NGHIỆP ⁠15:00⁠ - (What) Cơ duyên nào đã khiến một kỹ sư vi tính như anh Kỳ chuyển sang ngành sản xuất gạch bông với Secoin?⁠21:55⁠ - TẬP HỢP NHÂN TÀI ⁠25:55⁠ - MỞ ĐẦU XU HƯỚNG ⁠32:04⁠ - 4 CHỮ CÁI ĐỂ THÀNH CÔNG ⁠32:47⁠ - (How) tập quán kinh doanh của 3 miền Bắc - Trung - Nam khác nhau như thế nào?⁠34:51⁠ - (How) Chiến lược phát triển bền vững của Secoin được xây dựng như thế nào?⁠43:19⁠ - HÀNH TRÌNH TỚI NET ZERO ⁠43:42⁠ - (How) Secoin đi vào câu chuyện phát triển bền vững như thế nào?⁠49:38⁠ - TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ XANH⁠51:51⁠ - (What) Giải pháp nào cho nền kinh tế xanh của Việt Nam?⁠55:45⁠ - (What) Yếu tố nào cần thiết nhất trong cuộc đua kinh tế xanh?

  • Trong cuộc trò chuyện lần này tại 5W1H Podcast, Nhà báo Kim Hạnh đã gặp gỡ và lắng nghe anh Trần Đặng Minh Trí - Co-founder công ty Annalise.ai cùng chị Lê Diệp Kiều Trang - Nhà sáng lập Quỹ đầu tư Alabaster chia sẻ về sự ra đời của công nghệ ứng dụng AI trong chẩn đoán bệnh qua hình ảnh được phát triển và đào tạo bởi những nhân tài Việt Nam. Không chỉ chẩn đoán bệnh với độ chính xác rất cao, công nghệ này còn phát hiện sớm những dấu hiệu mà đôi khi bác sĩ có thể bỏ sót, giúp bác sĩ có thêm thời gian để tương tác với bệnh nhân và thậm chí là tương tác với những chẩn đoán mới để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt hơn khi công nghệ này còn có khả năng mang đến một dịch vụ y tế rẻ hơn, chất lượng hơn, dễ tiếp cận và nhân đạo hơn cho người dân trên toàn cầu. Đó là cách mà trí tuệ nhân tạo đang tác động tích cực vào sự phát triển chung của nhân loại.

    #maybepodcast #maybevn #5W1Hpodcast

    2:23 - BÁC SĨ AI

    6:40 - (How) Ngày đầu tiên AI khám bệnh ở xã đảo Thạnh An đã diễn ra như thế nào?

    12:06 - AI VÀ SỰ SỐNG

    12:24 - (How) Kết quả ứng dụng AI trong y khoa hiện nay như thế nào?

    14:35 - (How) Làm cách nào để dạy AI?

    17:35 - THIÊN THỜI ĐỊA LỢI NHÂN HOÀ

    19:11 - (When) Kiều Trang tham gia dự án vào thời gian nào?

    21:12 - AI ĐÃ DẠY AI?

    22:18 - (How) Quá trình tìm kiếm và mời các bác sĩ Việt Nam tham gia huấn luyện AI diễn ra như thế nào?

    26:31 - KHI NHÂN TẠO THĂNG HOA NHÂN TÍNH

    27:28 - (How) AI chẩn đoán bệnh nhanh và hiệu quả đến cỡ nào?

    34:39 - TƯƠNG LAI AI Ở VIỆT NAM

    34:48 - (How) Tương lai của AI trong ngành y khoa Việt Nam?

    39:22 - BÀI HỌC NIỀM TIN

    42:21 - TẦM VÓC ĐẾN TỪ VĂN HOÁ

    42:30 - (What) Ý nghĩa của biểu tượng Trí đang đeo là gì?

    48:10 - CÔNG NGHỆ VỊ NHÂN SINH

    52:17 - HÀNH TRANG TRƯỚC KHI RA KHƠI

    54:25 - (How) Kiều Trang nghĩ như thế nào về tầm vóc của người trẻ Việt Nam trên thị trường lao động thế giới?

  • Nguyễn Phi Vân là chuyên gia đứng sau hàng chục phi vụ khởi nghiệp-nhượng quyền thành công tại Việt Nam. Hơn 20 năm làm việc ở nhiều vị trí cao cấp tại các tập đoàn lớn và bôn ba trên thương trường tại 60 quốc gia, Cô Phi Vân (tên thân mật mà chương trình mạn phép gọi) là người đã có công đã thúc đẩy vô số người trẻ Việt Nam “Quảy gánh băng đồng ra thế giới” và không ngừng “Bật nút công dân toàn cầu” bằng việc chia sẻ những kiến thức hàn lâm những lại được chắt lọc và phối hợp nhuần nhuyễn với các bài học thực tế vô giá qua các cuốn sách của mình. Với cô, nếu đã chuẩn bị vững kiến thức cùng sự kiên trì, bạn có thể tự tin “chấp hết” trong cuộc chơi khởi nghiệp.

    “Giang hồ” trên thương trường nhưng lại đầy tình cảm và vui tính trong đời sống, chúng ta đâu đó sẽ gặp được chuyên gia Nguyễn Phi Vân đời thường trong những hành trình rong ruổi xây hàng trăm “Thư Viện Ước Mơ” cho trẻ em khắp nơi, hay đang ngồi làm ly bia mát lạnh với con gái rượu bên bờ kênh Nhiêu Lộc, hoặc có thể “giật mình” nhìn thấy ai quen quen đang múa bụng rung trời trong một bữa tiệc after-work đa quốc gia nhưng đồng sở thích - nụ cười…

    5W1H lần này là một cuộc trò chuyện ngập tiếng cười giữa Nhà báo Kim hạnh và cô Nguyễn Phi Vân - Chuyên gia nhượng quyền, Doanh nhân & Nhà đầu tư, trong muôn vàn chủ đề và khía cạnh học hỏi và ngưỡng mộ của cả hai con người mà ekip xem là Bảo Bối này.

    #maybepodcast #maybevn #5w1hpodcast #5w1h

    2:25 - QUẢY GÁNH BĂNG ĐỒNG RA THẾ GIỚI

    2:52 - (what) Chị nghĩ gì về sức ảnh hưởng của quyển sách “Quảy gánh băng đồng

    ra thế giới” đến đọc giả Việt?

    4:58 - BẬT NÚT CÔNG DÂN TOÀN CẦU

    6:53 - HÀ GIANG VÀ THƯ VIỆN ƯỚC MƠ

    8:21 - (How) Hành trình xây dựng 11 Thư viện ước mơ ở Hà Giang diễn ra như thế nào?

    10:46 - GIẤC MƠ XUẤT KHẨU THƯƠNG HIỆU VIỆT

    12:44 - (How) Tình hình phát triển của doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực nhượng quyền hiện nay như thế nào?

    16:46 - (How) Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ra thế giới của Việt Nam và Malaysia khác nhau thế nào?

    18:35 - NỀN TẢNG ĐỂ NHƯỢNG QUYỀN THÀNH CÔNG

    20:34 - (How) Thị trường sau đại dịch Covid-19 đã khác như thế nào?

    23:04 - (What) Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền khi chưa sẵn sàng?

    25:59 - (When) Đâu là thời điểm thích hợp để một doanh nghiệp Việt bước chân vào nhượng quyền?

    27:17 - “BẮT BỆNH” BẠN TRẺ KHỞI NGHIỆP

    27:39 - (What) Bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp thường mắc phải những vấn đề gì?

    29:20 - (What) Những điểm yếu nào doanh nghiệp khởi nghiệp có thể khắc phục nhanh?

    31p27 - “MỘT VIÊN GẠCH NỮA CỦA BỨC TƯỜNG”

    31:54 - (Why) Tại sao chị quan tâm nhiều đến tương lai và con đường đi của bạn trẻ?

    36:00 - MỞ CỬA TƯƠNG LAI

    36:08 - (How) Phải bắt đầu như thế nào để mở cửa tương lai?

    41:55 - DẠY CON KIỂU PHI VÂN

    42:15 - (How) Hầu hết thời gian là công tác ở nước ngoài, chị gần gũi và dạy con như thế nào?

    48:37 - NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỜI

    48:48 - (How) Những đối tác đa quốc gia, đa văn hoá mà chị cộng tác thú vị như thế nào?

    53:26 - (What) Quyển sách tiếp theo sẽ là chủ đề gì?

  • Xuất thân từ Đà Lạt, một vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho việc trồng trọt, Nguyễn Khắc Minh Trí từ một kỹ sư viễn thông đã đem tinh thần của một nhà công nghệ về quê hương và thử sức với nghề nông. Nhờ vào sự thất bại trong lần đầu thử sức, anh Minh Trí nhận thấy rằng vấn đề lớn nhất nằm ở phương pháp canh nông truyền thống ở thời điểm hiện tại đã không còn đáp ứng được yêu cầu về năng suất và chất lượng. Với góc nhìn đó, năm 2014, cùng với những người bạn chung chí hướng, anh đã thành lập công ty MimosaTEK với sản phẩm chủ lực là cung cấp giải pháp công nghệ ứng dụng IoT vào canh tác nông nghiệp. Mục tiêu lớn nhất của MimosaTEK là đồng hành cùng người nông dân để tăng năng suất, chất lượng và giá trị của nông sản đồng thời giảm công sức lao động, tăng thời gian thảnh thơi cho nông dân.#maybepodcast #5W1HPodcast #maybevn 1:30 - TỪ VIỄN THÔNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP1:46 - (why) Vì sao một kỹ sư viễn thông lại chọn làm bạn với nông dân?3:25 - how Sự xuất hiện và vai trò của A.I trong nông nghiệp Việt Nam?4:38 - KHỞI ĐẦU MIMOSATEK4:50 - (Where) Nguồn gốc của cái tên MimosaTEK?5:22 - (How) MimosaTEK khởi đầu với nguồn lực tài chính và nhân sự như thế nào?6:38 - NGHỀ NÔNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA6:49 - (How) Sự khác nhau trong áp dụng công nghệ ở ngành viễn thông và ngành nông nghiệp?7:41 - (How) Quá trình tìm hiểu nhu cầu của nông dân để tạo ra sản phẩm diễn ra như thế nào?9:11 - (How) Khả năng thích ứng và sử dụng công nghệ của nông dân?11:01 - THÁCH THỨC ĐẦU TIÊN11:20 - (What) Những khó khăn nào phải vượt qua trong những ngày đầu thành lập công ty?12:41 - (What) MimosaTEK hiện đang cung cấp những giải pháp nông nghiệp nào?15:27 - (How) Tình hình tư vấn & hỗ trợ cho các hộ dân ở Lâm Đồng của MimosaTEK hiện nay như thế nào?16:51 - (How) Bước tiến trong việc làm chủ công nghệ của MimosaTEK từkhởi đầu đến hiện tại?17:48 - NÔNG D N TRUYỀN THỐNG VÀ NÔNG D N CÔNG NGHỆ18:06 - (What) MimosaTEK có những sáng kiến nào ứng dụng vào nông nghiệp?19:46 - (What) Sự khác nhau giữa người nông dân truyền thống và nông dân gắn với công nghệ?21:57 - VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO?22:04 - (Where) Nguồn nhân lực của MimosaTEK đến từ đâu?23:31 - (How) Làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực tốt?25:09 ĐỒNG HÀNH CÙNG NÔNG D N25:53 - (How) Làm sao để vượt qua hai thách thức lớn trong nông nghiệp là thiên nhiên và suy nghĩ truyền thống của người nông dân?27:57 - (How) Tỷ lệ thành công và thất bại khi đầu tư công nghệ cho nông dân?29:20 - BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG29:51 - (How) Đến hiện tại, Trí suy nghĩ như thế nào về lựa chọn từ bỏ ngành viễn thông để khởi nghiệp?30:52 - (What) Bí quyết và kinh nghiệm thành công từ MimosaTEK?32:56 - (What) Cần có yếu tố nào để tự tin dấn thân vào số hoá trong nông nghiệp?34:30 - TRANG SÁCH CUỘC ĐỜI36:08 - (How) Dự định của Trí về việc truyền lại kinh nghiệm cho con cái?

  • Với khát khao gìn giữ văn hoá bản địa, Bà Hồ Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại Khải Hoàn đã từ bỏ ước mơ thời trẻ là theo đuổi ngành Y để tiếp nối nghề làm nước mắm gia truyền. Tuy đương đầu với vô số những thách thức, từ việc thương hiệu “Nước mắm Phú Quốc” bị người Thái “ăn cắp” tại Mỹ đến khó khăn khi cạnh tranh về giá với nước mắm công nghiệp,…song người Phú Quốc vẫn giữ nguyên vẹn quy trình trăm năm của mình, quyết theo đuổi để bảo tồn di sản dân tộc.

    Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của mắm. Dọc suốt miền duyên hải đều có những làng nghề mắm truyền thống tồn tại và được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua. Có thể nói, mắm chính là hồn, là cốt của ẩm thực nước Nam. Nói đến làng nghề làm nước mắm không thể không kể đến Phú Quốc, nơi sở hữu những báu vật trời phú để tạo ra loại nước mắm thơm ngon đặc sắc nhất. Năm 2022, “Nghề làm nước mắm Phú Quốc” đã chính thức được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

    Câu chuyện tại 5W1H lần này là về sứ mệnh bảo tồn di sản dân tộc và mong mỏi mang giá trị văn hoá Việt Nam ra thế giới của doanh nhân Hồ Kim Liên khi hội ngộ cùng người bạn thâm giao Nhà báo Vũ Kim Hạnh.

    #maybepodcast #5w1hpodcast #maybevn #5w1h

    02:00 - (Why) Danh xưng hoa khôi trường Y vì sao mà có?

    3:12 - BÁC SĨ RƯỢU VANG VÀ NƯỚC MẮM

    3:54 - (Why) Vì sao chị chuyển từ ngành Y qua sản xuất nước mắm?

    10:53 - MẺ NƯỚC MẮM ĐẦU TIÊN

    11:20 - (How) Quá trình nghiên cứu và chuyển từ công việc làm bác sĩ sang sản xuất nước mắm truyền thống diễn ra như thế nào?

    13:26 - (How) Mẻ nước mắm đầu tiên gợi nhắc cho chị những cảm xúc nào?

    15:37 - (How) Khởi đầu quá trình tiếp nối nghề gia truyền của chị đã diễn ra như thế nào?

    ​​16:53 - CÔNG PHU NGHỀ LÀM MẮM

    17:22 - (How) Chất lượng nước mắm Khải Hoàn được kiểm soát chặt chẽ như thế nào?

    19:23 - (What) Yếu tố nào đã mang lại danh tiếng lẫy lừng cho nước mắm Phú Quốc?

    20:47 - (What) Độ đạm của cá cơm bị tác động bởi yếu tố nào?

    22:35 - (How) Đội tàu đánh bắt cá của Khải Hoàn hoạt động như thế nào?

    25:22 - GIÁ TRỊ CỦA MẮM - GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN

    25:31 - (How) Nghề nước mắm truyển thống tại Phú Quốc hiện nay đang phát triển như thế nào?

    26:53 - (What) Chị có suy nghĩ gì về sự cạnh tranh của nước mắm công nghiệp đối với nước mắm truyền thống?

    28:52 - (How) Hiệp hội nước mắm Phú Quốc đã phối hợp với bà con như thế nào để tìm ra giải pháp cho nước mắm truyền thống?

    30:18 - MANG DI SẢN VIỆT RA THẾ GIỚI

    30:25 - (How) Tình hình xuất khẩu của nước mắm Khải Hoàn hiện nay như thế nào?

    33:50 - (What) Việc Thái Lan đăng ký bảo hộ Phú Quốc gây ra thách thức gì cho việc thâm nhập thị trường Mỹ của Khải Hoàn?

    35:54 - (What) Nước mắm truyền thống cần có những thay đổi nào nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường?

    37:18 - THẾ HỆ BẢO TỒN TRUYỀN THỐNG

    37:54 - (How) Câu chuyện kế nghiệp nước mắm Khải Hoàn của các con chị?

    40:59 - (How) Hiện nay Khải Hoàn đã ứng dụng số hoá vào quy trình sản xuất và quản lý như thế nào?

    44:21 - (How) Chị nghĩ như thế nào về việc kết nối các nhân tố thuộc thế hệ kế thừa để bảo tồn và phát triển nghề làm nước mắm truyền thống?

  • Gặp gỡ bà Cao Thị Ngọc Dung vừa ngay sau khi bà hoàn thành chuyến phiêu lưu khám phá hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam- Sơn Đoòng, nhà báo Kim Hạnh đã có một cuộc trò chuyện thú vị xoay quanh những câu hỏi về tư duy lãnh đạo, tầm nhìn về nhân lực và đặc biệt hơn là quan niệm của PNJ nói chung và vị chủ tịch nói riêng về trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội và trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân chính họ.Trong những giai đoạn biến động của nền kinh tế, các doanh nghiệp từ trong nước đến quốc tế lao đao cắt giảm chi phí, sa thải nhân sự để tìm con đường sống sót, riêng PNJ đã cùng một trong số các doanh nghiệp Việt hiếm hoi vượt qua những mùa gió ngược ấy bằng một sức bật được xem là kì diệu. Theo bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, tất cả những thành quả đó là nhờ vào sức mạnh của một tập thể đoàn kết cùng tinh thần học tập không ngừng nghỉ và tư duy lãnh đạo không cấp bậc tại PNJ.Xây dựng và lèo lái doanh nghiệp top đầu cả nước trong 35 năm, dành nhiều tâm huyết phát triển cộng đồng doanh nhân Nữ và doanh nhân trẻ Việt Nam, có mặt ở hầu hết các khóa học, hội thảo, tham gia công tác cứu trợ suốt mùa đại dịch, khám phá Sơn Đoòng ở tuổi 66 và đang tập chạy bộ đường dài cùng huấn luyện viên - Chủ tịch Cao Thị Ngọc Dung tự thân là nhà một nữ lãnh đạo tiên phong trong việc làm mới tư duy và bắt nhịp với sự đổi thay của thời thế và là minh chứng rằng một tâm hồn không bao giờ có tuổi. Thông qua quá trình học tập không ngừng nghỉ, không chỉ từ trường lớp mà còn từ cuộc sống và công ty, bà đã và đang trở thành tấm gương sáng, một Thiện Tri Thức cho tập thể nhân viên PNJ và nhiều doanh nhân trẻ Việt Nam học tập. Lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai “Người đàn bà học” để chiêm nghiệm về bốn chữ “Học tập suốt đời” trong tập 5W1H lần này, và cùng Maybe Group mừng lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập PNJ. Chúc cho bà Cao Thị Ngọc Dung và tập thể công ty PNJ luôn Giữ Trọn Niềm Tin - Tôn Vinh Vẻ Đẹp trong suốt hành trình sắp tới.#maybevn #5w1h #maybepodcast #PNJ #5W1Hpodcast*Vốn xã hội hoặc Nguồn lực xã hội- Social Capital: Khái niệm chỉ mối quan hệ giữa con người, tổ chức và cộng đồng với nhau để trở thành một mạng lưới tương hỗ về nguồn lực, sức mạnh nhằm giúp xã hội phát triển đồng đều, công bằng và thịnh vượng chung.2:05 - KHÁM PHÁ MỚI TỪ SƠN ĐOÒNG2:24 - (Why) Tại sao chị quyết định khám phá Sơn Đoòng ở tuổi 66?4:43 - NGƯỜI ĐI GIEO HẠT5:16 - (What) Động lực nào thúc đẩy tinh thần học tập không ngừng nghỉ của chị?10:21 - (What) Điều gì thôi thúc chị bỏ nhiều tâm và tài lực cho các hoạt động xã hội và hộ trợ cộng đồng doanh nghiệp?19:00 - CẤT CÁNH NHỜ GIÓ NGƯỢC20:35 - (Why) Vì sao sản phẩm của PNJ vẫn thành công ngay trongmùa dịch Covid?24:42 - HỌC HỎI ĐỂ TÁI TẠO & PHÁT TRIỂN31:08 - GIÁ TRỊ NIỀM TIN31:53 - (Who) Chân dung CEO của PNJ? 41:19 - (What) Bí quyết giữ gìn sức khỏe để đảm đương khối lượngcông việc khồng lồ hiện tại?47:31 - THÂN – TÂM – TRÍ Marathon 52:46 - (Why) Vì sao gần đây nhiều doanh nhân quan tâm tới Vipassanã?59:42 - CHUYỂN GIAO THẾ HỆ SAU 35 NĂM01:00:11 - (How) Sự chuyển biến của PNJ khi thực hiện ESG?

  • “Đây là một người mà những bà nội trợ chúng ta rất là yêu quý", lời nhận xét đơn giản nhưng hết sức công tâm của Nhà báo Kim Hạnh dành cho một người đã dành cả sự nghiệp để không ngừng cải tiến công nghệ, sáng tạo sản phẩm độc đáo vì nhu cầu, sức khoẻ của người tiêu dùng và nâng tầm giá trị nông sản Việt. Đây cũng là một trong những “người hùng” đã mở lối, giúp cho cây dừa Bến Tre vững bước trên con đường nâng tầm giá trị của nó, doanh nhân Trần Văn Đức - Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre BEINCO.

    Tháng 5 năm 1988, người quân nhân trẻ Trần Văn Đức lúc bấy giờ trở về quê hương từ chiến trường Campuchia. Luôn đau đáu hoài bão phải nâng tầm giá trị cây dừa và cải thiện đời sống người nông dân Bến Tre, chỉ sau 3 tháng xuất ngũ, ông Trần Văn Đức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre - Betrimex, mang một tinh thần máu lửa bước chân vào ngành dừa.

    Khao khát mang cây dừa Bến Tre vươn cao, vươn xa đã thôi thúc ông không ngừng nỗ lực, trong khoảng thời gian công tác tại Sài Gòn, doanh nhân Trần Văn Đức vừa làm vừa học và thành công tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương. Bằng tài năng và tầm nhìn sâu rộng của mình, ông được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám Đốc công ty Betrimex và có những cống hiến to lớn tại đây. Đến 2016, ông chính thức thành lập công ty riêng là BEINCO, mở thêm một con đường mới đầy triển vọng cho ngành dừa Bến Tre.

    Dành tất cả Tâm lực - Tài lực - Trí lực của mình cho cây dừa, doanh nhân Trần Văn Đức đã chèo lái BEINCO đi đến thành công rực rỡ khi đã khai thác đúng giá trị cây dừa, sáng tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo, từ dầu dừa, sữa dừa đến nước cốt dừa đóng lon. Không những chinh phục trái tim của người tiêu dùng Việt, BEINCO còn chiến thắng tại nhiều thị trường quốc tế, và thành quả đáng tự hào nhất chính là thúc đẩy tăng trưởng thu nhập bền vững cho người nông dân Bến Tre.

    Trái dừa Bến Tre không chỉ được lấy nước để uống, lấy cơm để ăn, mà đã được tận dụng đúng với giá trị hằng có của nó, bởi nơi vùng đất sa bồi này có những người con ưu tú, luôn nỗ lực không ngừng nghỉ vì hoài bão nâng tầm giá trị cây dừa. Cùng lắng nghe những chia sẻ về hoài bão lớn và tầm nhìn xa của “Người hùng cây dừa” xứ Bến Tre, doanh nhân Trần Văn Đức.

    #maybepodcast #maybevn #5w1hpodcast #5w1h

    02:35 - TỪ CHIẾN TRƯỜNG ĐẾN THƯƠNG TRƯỜNG

    03:49 - (Why) Tại sao anh chọn Mỏ Cày Bắc làm nơi đặt nhà máy chế biến dừa đầu tiên?

    09:31 - TRONG NGUY CÓ CƠ

    11:31 - (How) Những bước tiến trong đầu tư dây chuyền công nghệ của nhà máy?

    18:09 - (Why) Đội ngũ nhân lực trả của công ty chiếm tỉ số bao nhiêu?

    21:29 - KHÁC BIỆT GIỮA ÂU VÀ Á

    22:05 - (How) Kỹ thuật chế biến dừa của Thái Lan như thế nào?

    25:51 - (How) Điều khác biệt giữa các sản phẩm từ dừa tại Trung Quốc so với châu Âu?

    29:38 - YẾU TỐ SỐ 1

    28:41 - (How) Người tiêu dùng yêu cầu gì đối với tính đa dạng của sản phẩm từ dừa?

    35:52 - (Why) Tại sao sử dụng chai thủy tinh thay cho chai nhựa đối với sản phẩm sữa dừa xuất khẩu?

    36:59 - TIÊU CHUẨN ĐỂ RA KHƠI

    37:36 - (How) Quá trình xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế của Beinco diễn ra như thế nào?

    39:56 - (How) Chuẩn Hội Nhập đang được Beinco thực hiện như thế nào?

    41:12 - THÁCH THỨC LỚN NHẤT

    41:56 - (How) Các hiệp hội và các cơ quan xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào trong việc nắm bắt thị trường mới?

    44:20- (What) Việc xuất khẩu gặp khó khăn như thế nào khi cơ sở hạ tầng miền Tây còn thiếu thốn và chưa đồng bộ?

    45:32 - (What) Điều nào là khó thực hiện nhất trong các chiến lược của Beinco?

    48:12 - TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC TỪ FTA

    48:42 - (How) Triển vọng nào cho sự phát triển của ngành dừa trong tình hình kinh tế suy thoái?

    51:57 - (How) Gia đình ủng hộ anh như thế nào khi anh dành trọn thời gian cho nhà máy?

    53:44 - (How) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Beinco trong tương lai?

  • Giữa một bó rau 20 nghìn và một bó 60 nghìn đều được gắn cái mác RAU HỮU CƠ, khi cả hai nhà bán đều khẳng định “tôi bán rau hữu cơ”, thì người tiêu dùng phải tin vào ai, làm cách nào để nhận biết được hàng thật, hàng giả? Công thức để giải bài toán khó này là: Dạy cho bó rau biết “nói”. Đó cũng chính là lý tưởng làm nông nghiệp mà Thạc Sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Viên - Giám đốc công ty Hương Đất, doanh nghiệp sản xuất rau thương hiệu Happy Vegi - đã và đang theo đuổi, nối tiếp hành trình 12 năm làm nông nghiệp hữu cơ của mình.Xuất thân là một giảng viên dạy Hoá, năm 2011, chị Quỳnh Viên lại chọn một khởi đầu mới hoàn toàn trái ngược với nền tảng sẵn có của mình, đó là làm Nông Nghiệp Hữu Cơ - hình thức canh tác nói không với hoá chất độc hại. Với niềm tin lớn nhất rằng đây chính là cách để trả lại sự cân bằng cho tự nhiên, chị Quỳnh Viên đã vượt qua vô vàn những khó khăn mà Nông Nghiệp Hữu Cơ liên tục đặt ra cho mình trong suốt hành trình 12 năm.Không chỉ bởi niềm tin mạnh mẽ đó, mà phải thực sự là một người rất “lì”, chị Quỳnh Viên mới có thể chinh phục hết thử thách đến thử thách khác. Từ việc dành 2 năm chỉ để cải tạo đất canh tác hữu cơ, nhẫn nại diệt từng con sâu bệnh bằng men vi sinh, đến gồng gánh tài chính để người nông dân, công nhân sống được với nông nghiệp hữu cơ, đúng với lời nói vui của chị Quỳnh Viên: “Tuần nào mà không có khó khăn là thấy không ổn, là sắp có vấn đề gì đó lớn lắm sẽ xảy ra”.Liên tục đối mặt với thách thức, liệu công cuộc cân bằng tự nhiên, sống cùng với nông nghiệp hữu cơ sẽ bước tiếp như thế nào, khi mà sản phẩm đã đi đến thị trường nhưng người tiêu dùng không thể phân biệt được giữa rau thường với rau hữu cơ? Làm sao để những bó rau có thể “lên tiếng” giải bày nguồn gốc của chúng? Chúng ta rất trông chờ vào chặng đường phía trước - SỐ HOÁ TRONG NÔNG NGHIỆP, cùng lắng nghe tầm nhìn và sứ mệnh của người “Nông dân 4.0” trong cuộc cuộc này, chị Nguyễn Thị Quỳnh Viên tại 5W1H Podcast.#maybevn #maybepodcast #5w1hpodcast2:36 - NÔNG DÂN TỪ SỐ 05:25 - (How) Con đường làm nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu như thế nào?8:05 - NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ MÔI TRƯỜNG11:08 - (How) Làm thế nào để vượt qua những khó khăn trong 2 năm đầu tiên gầy dựng nông trường hữu cơ?15:11 - (How) Tình hình xử lý sâu bệnh bằng vi sinh trước đây như thế nào?20:24 - KHI BÓ RAU BIẾT “NÓI”21:20- (How) Quá trình số hoá trong quá trình quản trị nông trường đã diễn ra như thế nào?26:48 - (What) Người tiêu dùng sẽ thấy những thông tin nào khi quét QR Code trên sản phẩm?31:41 - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỐ HOÁ34:40 - (How) Làm thế nào để rau xanh từ nông trại đến siêu thị trong vòng 24 giờ?40:35 - (How) Sau phân phối, dòng tiền được quản lý như thế nào?41:55 - (What) Công đoạn nào quan trọng nhất trong số hoá44:47 - MINH BẠCH TỪ BÊN TRONG45:43 - (How) Quỳnh Viên cảm thấy như thế nào khi người bắt đầu làm số hoá gặp khó khăn và bỏ cuộc?48:02 - (How) Người trẻ cần sự giúp đỡ trong công cuộc số hoá như thế nào?50:30 - CÂU CHUYỆN BÊN LỀ

  • Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện nước mắm truyền thống Việt Nam vướng phải nghi vấn chứa dư lượng thạch tín gây ung thư khiến người tiêu dùng hoang mang và nhiều làng nghề làm mắm rơi vào tình thế khó khăn. Vào thời điểm này, đã có một người tiên phong tham gia vào công cuộc minh oan, lấy lại công bằng cho nước mắm truyền thống đó chính là Chuyên gia quản trị chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành.

    Chuyên gia Vũ Thế Thành không chỉ là một cử nhân chuyên Hóa và có bằng thạc sĩ Quản trị chất lượng ở Pháp mà còn là một nhà khoa học uy tín với những đóng góp lớn trong lĩnh vực An Toàn Thực Phẩm. Ông cũng là tác giả một bộ sách viết về sự thật của mối lo ngại trong an toàn và vệ sinh thực phẩm được giới chuyên môn lẫn người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Theo cách mà Nhà báo Vũ Kim Hạnh vẫn thường nhận xét thì ông bạn lâu năm này là một người “khó tính” trong các quy chuẩn làm việc nhưng hết mực tử tế đối với mọi người. Cũng chính sự khó tính một cách tử tế ấy là điều đã thôi thúc ông dành hơn một thập kỷ nghiên cứu các tài liệu trên thế giới về an toàn thực phẩm và trở thành một tiếng nói uy tín, công tâm về lĩnh vực này tại Việt Nam.

    Trước trùng điệp những nội dung cảnh báo gây sợ hãi, hoang mang về thực phẩm đang nở rộ trên các trang mạng xã hội hiện nay, ông Vũ Thế Thành đùa rằng “Các chuyên gia ngày nay thường “hù”, nhưng ít ai hiểu sâu và cũng hiếm người chịu học về an toàn thực phẩm vì ngành này không kiếm ra được tiền”. Điển hình như trong một thời gian rất dài những bài viết viral thiếu khoa học về các loại thực phẩm có vị chát không được ăn cùng protein hay “bài xích” đậu nành biến đổi gen vô tội vạ, và oan ức nhất vẫn là những sản phẩm truyền thống đã có hàng trăm, hàng nghìn năm lại bị “phán xét” theo góc nhìn thiển cận và đậm mùi lợi ích kinh tế bẩn.

    Bất bình trước những nghịch lý, khái niệm bị đánh tráo, và vô số màn “hù dọa” của các “chuyên gia tự xưng”, ông Vũ Thế Thành đã cho ra đời bộ sách “Ăn để sướng hay ăn để sợ?” nhằm giành lại công bằng cho thực phẩm bằng cách cung cấp kiến thức và củng cố niềm tin cho người tiêu dùng.

    Cái "khó" trong tính cách của ông Vũ Thế Thành chính là điểm sáng đóng góp cho hành trình dài hơi mang tên: "phơi bày" sự thật của An Toàn Thực Phẩm. Những sự thật đó sẽ được chuyên gia Vũ Thế Thành phơi bày như thế nào trong cuộc trò chuyện cùng nhà báo Vũ Kim Hạnh tại 5W1H Podcast? Mời các bạn cùng theo dõi!

    #maybepodcast #5W1Hpodcast #maybevn

    02:38 - GIẢI OAN CHO NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG

    03:12 - (How) Câu chuyện liên quan đến arsenic trong nước mắm truyền thống xảy ra như thế nào?

    06:15 - TỪ SECONDHAND TỚI THỰC PHẨM AN TOÀN

    06:51 - (What) Công việc tư vấn kỹ thuật cho người tiêu dùng trước đây có gì khác hiện tại?

    13:53 - (How) Lựa chọn “An toàn thực phẩm” hay “Quản trị chất lượng”?

    25:55 - TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU QUA 20 NĂM

    26:40 - (How) Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong 20 năm qua đã có những thay đổi như thế nào?

    30:13 - ĐỪNG BẤT CÔNG VỚI TRUYỀN THỐNG

    31:43 - (How) Hiểu về các cảnh báo an toàn vệ sinh thực phẩm?

    41:15 - ĂN ĐỂ SƯỚNG HAY ĂN ĐỂ SỢ?

    42:40 - (What) Những định kiến nào cần chú ý khi nói về thức ăn?

    03:12 - GIẢI OAN CHO NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG

    06:47 - TỪ SECONDHAND TỚI THỰC PHẨM AN TOÀN

    14:27 - Lựa chọn “An toàn thực phẩm” hay “Quản trị chất lượng”?

    26:32 - TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU QUA 20 NĂM

    27:12 - Tình hình cập nhật tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong 20 năm qua như thế nào?

    30:51 - BẤT CÔNG VỚI THỰC PHẨM TRUYỀN THỐNG

    32:20 - Nên hiểu về các thông tin cảnh báo thực phẩm như thế nào?

    41:54 - ĂN ĐỂ SƯỚNG HAY ĂN ĐỂ SỢ?

    43:11 - Những định kiến nào cần chú ý khi nói về thức ăn?

    50:29 - (What) Anh muốn lưu ý gì thêm với người xem về vấn đề ăn để sợ?